Trẻ biếng ăn, phải làm sao ?

Bữa tối sẽ chẳng diễn ra tốt đẹp nếu bạn chỉ việc nấu một món gì đó, đặt trên bàn, và xem cả nhà ăn nó vui vẻ.Vâng đúng là như vậy!

Mặc dù con bạn chỉ có ba tuổi, nhưng bé hiếm khi đến bàn ăn mà không có một ý kiến gì về những món ăn mà bạn chuẩn bị. Để bé thử một món ăn mới có thể là một thử thách, như việc phải đảm bảo bé ăn đủ lượng protein và rau củ: hai nhóm thức ăn rất quan trọng cho sức khỏe.  

Dưới đây là một số chiến lược về những việc nên và không nên làm khi đối phó với chứng biếng ăn của bé, giúp bé ăn ngon miệng cũng như phát triển tăng cân khỏe mạnh hơn.

Những điều nên làm:

  • Nên giới thiệu những món ăn mới thường xuyên, hãy nhẹ nhàng khuyến khích con bạn thử chúng thông qua các phương pháp này.
  • Chính bạn nên ăn uống đa dạng, vì thói quen ăn uống của bạn cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến bé.
  • Nên cho bé tham gia chuẩn bị thức ăn lành mạnh. Thậm chí nếu bé chỉ khuấy sốt kem khi bạn đang phục vụ với cà rốt, nhiều khả năng bé sẽ ăn một món mà bé giúp thực hiện nó.
  • Nên làm cho thức ăn vui nhộn, bằng cách cho phép bé giúp bạn lựa chọn các sản phẩm bạn mua và/hoặc cắt thức ăn thành các hình thù dễ thương hoặc có thể chấm với sốt kem.
  • Nên nghĩ về sự thích thú của trẻ. Kích thước, hình dạng, kết cấu và màu sắc cũng như hương vị của các loại thức ăn có thể đóng một vai trò lớn trong việc trẻ có chấp nhận ăn hay không. Hãy chú ý đến những gì con bạn thích, và cố gắng phục vụ các loại thức ăn khác theo dạng tương tự.
  • Nên hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn. Khi trẻ tiến đến bàn ăn với cái bụng rỗng chúng sẽ cố gắng ăn nhiều hơn so với những trẻ ít đói hơn.

Để bé cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn

Cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Những điều không nên làm:

  • Đừng ép trẻ ăn. Điều này có thể gây phản tác dụng, việc giữ không khí bữa cơm gia đình quan trọng hơn.
  • Không cho bé uống sữa, nước trái cây, hoặc bất kỳ đồ uống chứa calo nào khác trước bữa ăn. Những thức uống này sẽ làm bé đầy bụng và khiến bé không thể ăn thêm những loại thức ăn lành mạnh được nữa.
  • Đừng dạy cho con bạn biết tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh. Bộ não của bé không thể kết nối các hành vi hiện tại của mình với kết quả hoặc lợi ích dài hạn.
  • Đừng dùng thức ăn lành mạnh làm phần thưởng. Nếu thỉnh thoảng bạn muốn cho bé ăn một món tráng miệng, nó phải không thuộc vào những món mà bé đã ăn trong bữa chính. Lời khuyên: Món tráng miệng cũng có thể lành mạnh! Hãy thử rưới mật ong lên sữa chua, thêm trái cây xắt nhỏ và một ít chocolate chip. Hoặc đánh một ít sốt kem trái cây và phục vụ cùng một đĩa trái cây chín xắt lát.
  • Không cho phép bé ăn vặt sau bữa tối. Hoặc ra một chính sách ăn vặt sau bữa ăn tối, chẳng hạn như chỉ được ăn những món ăn vặt làm từ rau và trái cây sau bữa tối.
  • Đừng hốt hoảng. Ngay cả những bé kén ăn nhất theo thời gian chúng cũng sẽ ăn nhiều loại thức ăn hơn nếu chúng được cung cấp một môi trường lành mạnh và sự giúp đỡ từ gia đình.

Không nên ép trẻ ăn

Đừng ép trẻ ăn

Hãy nhớ rằng, đây chỉ là những hướng dẫn, ngay cả các bậc cha mẹ tận tình nhất cũng không thể làm theo mọi lúc. Nếu bạn đang cung cấp cho cả nhà một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng hầu như mọi lúc, hãy tự khen ngợi bản thân và yên tâm rằng theo thời gian, giờ ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.