6 lời khuyên bữa tối khi trẻ biếng ăn

Bữa tối không nên kết thúc trong nước mắt của bé. Hãy làm theo những lời khuyên sau khi bé không muốn ăn tối.

Có lẽ trận chiến lớn nhất giữa mẹ và bé diễn ra trên bàn ăn. Việc nghĩ xem phải nấu món gì ngày này qua ngày khác là một thành công không hề nhỏ, nên khi bé từ chối thành quả lao động của mình, bạn chỉ muốn ném phăng cái tạp dề đi.

Câu hỏi đặt ra là phải làm gì? Những cuộc cãi vã trong nhà bếp thường kết thúc trong tiếng la mắng và bé lên giường mà không ăn tối. Dù biết không dễ, nhưng đây là một vài chiến lược có thể cải thiện thói quen ăn tối của bé, giúp bé tăng cân khỏe mạnh hơn.

1) Thông báo trước

Trước bữa ăn 10-15 phút, nói với bé rằng sắp đến giờ ăn rồi. Bé có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc phấn khích từ những hoạt động trong ngày nên không cảm thấy đói. Cho bé biết sắp đến giờ ăn cho bé cơ hội ổn định lại cơ thể trước khi ăn.

Báo trước bữa ăn cho bé

Báo trước bữa ăn giúp trẻ ổn định lại cơ thể trước khi ăn

2) Đặt cảm xúc bên ngoài bữa ăn

Đây là điều nan giải. Càng tỏ ra thản nhiên, và ít biểu lộ tình cảm thì bữa tối của bạn càng diễn ra tốt đẹp hơn. Nghĩa là, đừng để nó ảnh hưởng đến bản thân mình. Để chính mình có những cảm xúc khó chịu có thể nảy sinh lo lắng và dẫn đến cuộc chiến trên bàn ăn mà bạn không mong muốn. Cố gắng giữ bình tĩnh và dự liệu những vấn đề liên quan đến bữa ăn.

3) Nấu những món bạn yêu thích

Bởi vì chúng ta thường cố tập trung vào nấu mọi thứ bé muốn, thật khó để thay đổi điều này. Khi bạn lên kế hoạch nấu bữa ăn, cố gắng đừng chỉ nghĩ đến bé. Nấu những món khiến bạn thích thú có lẽ dễ hơn việc đối phó với bé trong bữa tối. Theo thời gian, hầu hết các bé sẽ bắt đầu chấp nhận những món bạn nấu và ăn.

4) XEM XÉT cách cư xử

Bé có quyền được bày tỏ ý kiến, nhưng phải lịch sự. Bé có thể bày tỏ cảm xúc của mình với một câu đơn giản "Không, cảm ơn mẹ", chứ không phải nói "Kinh quá!" và đẩy đĩa của bé ra khỏi bàn. Xua đi những ý kiến ​​tiêu cực từ bàn ăn cho đến cảm xúc thừa thải của đầu bếp – mẹ vì ý kiến rất dễ lây lan. Nếu một bé từ chối ăn món nào đó thì ngay lập tức các anh chị em còn lại cũng hành động như thế.

5) Đừng làm một đầu bếp phục vụ nhanh chóng

Nếu con bạn không thích những món được phục vụ, hãy cưỡng lại thôi thúc nấu món mới để tập trung vào thứ khác. Điều này có vẻ khó vì chúng ta thường lo lắng liệu con mình có ăn đủ hay không. Đừng lo lắng nếu con bạn có vẻ không ăn đủ trong một bữa, bé sẽ ăn bù vào bữa sau. Lưu ý rằng, nên có vài món trên bàn ăn, nếu bé từ chối món này thì có thể ăn món khác, bé có quyền lựa chọn.

6) Hãy làm gương

Bé quan tâm theo dõi và sẽ bắt chước theo những thói quen của chúng ta. Hãy làm một tấm gương tốt cho bé, đến một chừng mực nào đó sẽ giúp bé phát triển thói quen ăn uống tốt. Nếu bé thấy bạn ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh, có khả năng bé sẽ thử chúng.

Làm gương cho bé thói quen về ăn uống

Cha mẹ hãy là tấm gương tốt về thói quen ăn uống cho trẻ

7) Đừng bỏ cuộc

Chỉ vì con bạn không thích một món nào đó không có nghĩa là nó cần phải vĩnh viễn ra khỏi thực đơn của bạn. Bạn thường cố gắng rất nhiều để chuẩn bị những món ăn mới. Hãy luôn cố gắng để bé tự khám phá những món ăn mới và những món bé từng không thích trước đó.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.