Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi phát triển toàn diện
3 tuổi là cột mốc quan trọng, đánh dấu nhiều sự thay đổi trong quá trình phát triển cả chiều cao lẫn trí tuệ của bé. Do đó, mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng cho bé 3 tuổi để giúp con phát triển toàn diện.
Tại sao bé 3 tuổi cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng?
Giai đoạn 3 tuổi là mốc đánh dấu sự phát triển cả về chiều cao lẫn trí tuệ của bé. Do vậy, dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi hợp lý là cách giúp bé được phát triển toàn diện và an toàn nhất bởi những lý do như:
- Dạ dày chưa phát triển toàn diện: Bé 3 tuổi đã có khả năng nhai nuốt được khá nhiều thức ăn cứng, do vậy mẹ nên chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng phong phú hơn để giúp cho dạ dày bé làm quen thực phẩm mới. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, nên ưu tiên cho bé ăn các loại thực phẩm mềm để dễ ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Bé 3 tuổi cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn
- Phát triển chiều cao và trí tuệ: Ở giai đoạn 3 tuổi, bé cần rất nhiều năng lượng để phát triển chiều cao cũng như hệ thống não bộ. Do vậy, mẹ nên cung cấp đầy đủ các loại vitamin, protein, canxi... thì cơ thể bé mới có thể phát triển toàn diện được.
- Phát triển về ngôn ngữ: Từ 3 tuổi trở đi, ngôn ngữ của bé đã phát triển rất tốt. Bé bắt đầu tập nói rất nhiều từ khó, nên ngoài việc thường xuyên giao tiếp với bé để giúp bé có phản xạ tốt hơn thì dinh dưỡng cho bé 3 tuổi đầy đủ cũng là một cách thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của bé.
Gợi ý chế độ thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi
Cũng bởi bé 3 tuổi cần phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần nên nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi rất cao. Chưa kể, giai đoạn này bé cũng thường rất hiếu động nên thực đơn hàng ngày cho bé 3 tuổi cần đầy đủ, hợp lý.
Mẹ cần duy trì cho trẻ ăn đủ 5 bữa 1 ngày
Vì vậy, để bổ sung các chất đã tiêu hao trong quá trình vận động một ngày của bé, mẹ cần duy trì cho trẻ ăn 5 bữa/ngày, trong đó có 3 bữa chính vào sáng - trưa - tối và hai bữa phụ vào sáng và xế chiều.
- Bữa sáng: Mẹ có thể cho bé ăn một số loại thực phẩm giúp bổ sung một lượng protein cần thiết cho một ngày hoạt động của bé như các loại bánh mặn, bánh ngọt, trứng gà, sữa cháo...
- Bữa trưa: Mẹ nên cho bé ăn một phần cơm cùng với các loại thực phẩm như rau, thịt, trứng, gan động vật, đậu hũ, canh rau… Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm một ít rau luộc và một phần trái cây như 1 quả chuối, một trái quýt...
- Bữa tối: Mẹ nên cho bé ăn cơm nát, mì sợi, bánh, rau, củ, súp...
- Hai bữa phụ: Có thể cho bé ăn rau câu, bánh flan, bánh ngọt, chè, sữa, sữa chua...
Mẹ cũng nên lưu ý, trong 3 bữa chính cần đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm cơ bản như tinh bột, rau củ, sữa, các loại thịt, chất béo, trong đó:
- Tinh bột chiếm 6 phần/ngày tương đương với 3 chén cơm/ngày.
- Trái cây và rau xanh chiếm 5 phần trong ngày (1 phần rau xanh/trái cây = ½ chén rau luộc; 1 trái chuối, 3/4 ly nước cam; 2 nhánh bông cải xanh…).
- Đạm 2 phần/ngày (1 phần đạm = 1/2 quả trứng + 50g thịt, cá, tôm; 1/4 chén đậu nấu chín; 4 thìa bơ đậu phộng).
- Sữa 4-5 phần/ngày (1 phần sữa (100ml) = 1/2 ly sữa hoặc 1 hộp sữa chua hoặc 1 miếng phô mai 15g).
3. Thực đơn hàng ngày cho bé 3 tuổi chi tiết
Để dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con, mẹ có thể tham khảo bảng thực đơn dành cho bé 3 tuổi chi tiết trong 1 tuần dưới đây.
Với chế độ dinh dưỡng như ở trên, việc giúp bé tăng cân khỏe mạnh sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại cho các bà mẹ.
Tham khảo các bài viết:
- Trẻ nhẹ cân các mẹ nên làm gì?
- Bé tăng cân chậm phải làm sao?
- Cách tăng cân cho trẻ hiệu quả các mẹ nên tham khảo