Bé có nguy cơ biếng ăn - hãy cùng bé vào bếp
Các bé nhà mình thích giúp bố mẹ làm thức ăn lắm - đặc biệt là bé út (có lẽ là do khi còn nhỏ bé được bố mẹ địu sau lưng nhiều, khi một trong hai người làm bếp). Các mẹ nên nhờ các bé giúp lên thực đơn trong tuần, đi cửa hàng tạp hóa, nấu ăn, và vâng, thậm chí là lau dọn. Bên cạnh để làm bố mẹ vui, với sự tò mò và mới lạ, chúng sẽ hăm hở giúp đỡ mọi việc đấy.
Có rất nhiều lợi ích khi cho trẻ vào bếp, trong đó có thể bao gồm:
• Trẻ năng ăn hơn khi chúng tham gia chuẩn bị, nhất là khi bắt đầu xuất hiện tình trạng chán ăn. Việc cùng chuẩn bị sẽ khiến cho bữa ăn trở nên thú vị, bé sẽ thích thú với những món ăn do mình cùng tham gia làm hơn.
Cùng chuẩn bị bữa ăn sẽ khiến trẻ thích thú hơn
• Dạy trẻ nấu ăn phần nào xây dựng và rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.
• Cùng nhau nấu ăn cũng là khoảng thời gian dành cho gia đình, bồi dưỡng tình cảm giữa các thành viên.
Nấu ăn nên làm theo nhóm, bạn không thể giao cho bé bốn tuổi của mình một thức ăn nào đó và để bé tự làm. Có lẽ chính bạn chưa bao giờ giải quyết một điều gì như vậy. Quyết định những công việc cần làm và cùng nhau nấu ăn - mỗi tuần một lần, mỗi ngày một lần – hãy lên lịch.
Nếu bạn có em bé - hãy để bé ngồi gần đó, nơi bé có thể trải nghiệm những hình ảnh, âm thanh và mùi vị của nhà bếp.
Nếu bé mới biết đi, hãy nhờ bé giúp đỡ những việc dễ làm (như là, ấn nút máy xay sinh tố, cho rau diếp vào tô, khuấy,…). Từng khoảng thời gian làm bếp cùng nhau giúp bạn dạy trẻ các kỹ năng vô giá về thói quen, kỹ năng sống.
Với bé lớn hơn, bạn có thể để bé sắp xếp và trang trí các món rau quả tươi trên dĩa. Điều này vừa tập cho bé những khái niệm về hình ảnh và màu sắc.
Để bé cùng lên thực đơn cho bữa ăn, bạn có thể hiểu rõ hơn những món bé yêu hoặc ghét, đồng thời khiến bé cảm giác mình là người quyết định quan trọng cho bữa ăn.
Cùng bé lựa chọn và lên thực đơn cho bữa ăn
Phụ dọn dẹp sau bữa ăn cũng góp phần hình thành ý thức tự giác, vệ sinh sạch sẽ và phụ giúp công việc với mẹ cho bé.
Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chắc chắn là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển tăng cân khỏe mạnh, ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, bữa ăn sẽ ngon hơn nếu cả gia đình cùng thực hiện. Con bạn có được tham gia công việc bếp núc không? Chúng có giúp lên kế hoạch, mua sắm hay nấu ăn không? Đừng quên cùng bé vào bếp nhé.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:
- Các loại sữa cho bé trên 1 tuổi tăng cân khỏe mạnh
- Bé không tăng cân nên uống sữa nào?
- Con tăng cân chậm và đâu là giải pháp?