Làm gì khi trẻ biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng?

Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém dễ bệnh tật ốm yếu và chậm phát triển.

Hiện nay, tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng đang là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Cha mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng để có phương pháp chăm sóc thích hợp cho con.

Làm gì khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là nỗi lo của cha mẹ

Nguyên nhân trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, sau đây là những trường hợp thường gặp điển hình :

  • Trẻ hay ốm vặt : Trẻ thường xuyên ốm vặt đồng nghĩa với việc mẹ phải cho bé uống thuốc thường xuyên, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn khiến bé biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, thường do tác động của thuốc khiến bé mệt mỏi, ăn không ngon miệng.
  • Mẹ chăm con sai cách : Nhiều mẹ không có kiến thức chăm con đúng cách như không cho trẻ bú đủ, đều đặn, cho bé ăn tùy hứng, không có giờ giấc cố định, không vệ sinh cho bé sạch sẽ,...đều là những nguyên nhân khiến bé có hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa kém phát triển từ những năm tháng đầu đời.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý : Trong 6 tháng đầu, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất cho bé, từ sau 6 tháng, trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mẹ cần bổ sung thêm các bữa ăn dặm để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho bé, tùy thuộc vào từng giai đoạn mà thực đơn cho bé cần thay đổi và bổ sung để đảm bảo cơ thể bé hấp thụ đủ chất. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong giai đoạn này sẽ khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng và thường mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.
  • Bé gặp các vấn đề về đường ruột : Các bệnh lý hay việc sử dụng các loại sữa không phù hợp, uống thuốc kháng sinh nhiều,...thường khiến bé bị rối loạn đường ruột, dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, hệ đường ruột không phát triển toàn diện,...dẫn đến việc bé không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, kéo dài sẽ khiến bé sụt cân nghiêm trọng, biếng ăn và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Ép bé ăn : Nhiều mẹ có tâm lý ép bé ăn hết những thực phẩm đã làm sẵn dù bé đã no hoặc không muốn ăn nữa, quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bé có cảm giác sợ mỗi khi đến bữa ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. 
  • Mẹ cho bé ăn vặt nhiều : Mẹ cho bé ăn vặt quá nhiều trước mỗi bữa ăn chính cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé không muốn ăn, không chịu ăn khi đến bữa chính vì những thức ăn vặt đã khiến bé no bụng, tuy nhiên những thức ăn vặt không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Mẹ không đổi thực đơn : Mẹ tránh cho bé ăn liên tục cùng một thực đơn trong nhiều ngày, điều này sẽ khiến bé chán ăn và không có cảm giác ngon miệng, không kích thích được cảm giác thèm ăn của bé.

Bé biếng ăn suy dinh dưỡng mẹ nên làm gì ?

Lên kế hoạch chăm sóc khoa học cho trẻ

Đối với trẻ biếng ăn gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ nên thiết lập một kế hoạch chăm sóc cụ thể và khoa học. Đồng thời nên tạo thực đơn ăn uống cho trẻ cân bằng, hợp lý với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu bổ sung cho cơ thể mà không ép trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn hơn.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Lựa chọn thực phẩm sạch để chế biến đồ ăn cho trẻ

Chú ý, hệ thống đường ruột của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm dùng để chế biến món ăn cho trẻ phải là thực phẩm sạch, không được để quá lâu... Khi nấu ăn xong nên cho con ăn ngay.

Chế độ dinh dưỡng phải cân đối, hợp lý

Đối với trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn, cũng như những trẻ suy dinh dưỡng do những nguyên nhân khác, cần cho ăn đầy đủ 3 bữa ăn chính trong ngày. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm 2 bữa ăn phụ với các thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như sữa chua, sữa công thức, hoa quả, bánh flan, ngũ cốc...

Mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đủ dưỡng chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cách chế biến món ăn phải phù hợp với khẩu vị của bé và nên thường xuyên thay đổi thực đơn giúp tránh cảm giác nhàm chán.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Để tạo tâm lý thoải mái và giúp bé dễ ăn hơn, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé, mỗi bữa ăn chỉ cần một lượng vừa phải không quá nhiều để bé có thể ăn hết một cách dễ dàng, mẹ cần lưu ý chia đều lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn để đảm bảo bé hấp thu đủ. Với bé trong giai đoạn từ 1-2 tuổi, ngoài bú mẹ và uống sữa công thức mẹ nên cho bé ăn thêm 3 - 4 bữa ăn ngoài, còn đối với trẻ ê-̀ tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thêm 5 - 6 bữa mỗi ngày. Với những trẻ suy dinh dưỡng nặng, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng cho bé để giúp bé nhanh thoát khỏi tình trạng này.

Bổ sung thêm dầu mỡ vào khẩu phần ăn của bé

Với trẻ nhỏ, dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng chính vì số lượng thức ăn trẻ ăn ít, nhưng nhu cầu năng lượng cao nên cần cung cấp lượng dầu mỡ cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời chế độ ăn thiếu dầu mỡ sẽ khiến bé không thể hấp thụ được các loại vitamin cần thiết như A, K , D, E,...khiến bé còi xương, chậm lớn, hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên ốm vặt. Ngoài dầu thực vật, mẹ nên bổ sung thêm các loại dầu chiết xuất từ mỡ cá, gan cá như dầu cá hồi, dầu gan cá tuyết chứa nhiều axit béo Omega - 3, DHA, EPA rất tốt cho trẻ em. 

Tăng cường chất dinh dưỡng

Các bữa ăn của bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tùy theo từng giai đoạn mà mẹ bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho bé. Đối với bé còn ăn dặm, mẹ nên cắt nhỏ thức ăn và nấu mềm để bé dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn những thực đơn chứa nhiều calo và các chất béo cần thiết để giúp trẻ suy dinh dưỡng dễ dàng cải thiện cân nặng. Một số thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng mẹ có thể bổ sung thêm cho bé như đậu phộng, phô mai, các loại hạt, sữa nguyên chất, bơ,..

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống có thể khiến bé tăng trưởng chậm. Theo các số liệu nghiên cứu, trẻ từ 1 - 3 tuổi cần bổ sung ít nhất 13 gram protein mỗi ngày, trẻ từ 4- 8 tuổi cần 19 gram protein mỗi ngày và trẻ từ ̣9 - 13 tuổi cần ít nhất 34 gram protein mỗi ngày. Vì thế mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều protein cho bé như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, trứng, protein lúa mì, thịt nạc, cá da trơn, ức gà, yến mạch, bông cải xanh, hạnh nhân,...

Tạo không khí vui vẻ khi ăn

Nhìn trẻ biếng ăn lòng mẹ như quặn thắt. Để giúp con ăn uống ngon miệng, các mẹ hãy kiên trì, trong bữa ăn hãy tạo không khí vui vẻ đừng ép con ăn sẽ làm phản tác dụng đối với trẻ.

Rèn cho trẻ thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên

Trẻ tập thể dục để luôn khỏe mạnh

Rèn luyện cho trẻ tập thể dục thường xuyên

Việc cho trẻ tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể của bé khỏe mạnh, tăng cường nhu cầu ăn uống và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hãy lựa chọn cho bé những động tác thể dục nhẹ nhàng tương ứng với thể lực, hướng dẫn và khuyến khích bé tập luyện mỗi ngày.

Bổ sung dinh dưỡng đặc chế từ chuyên gia

Với tình huống trẻ biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng, việc bổ sung từ nguồn dinh dưỡng khác ngoài bữa ăn chính là việc nên làm. Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp bé tăng cân nhanh, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung Lysin, Kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E; GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn, giúp bắt kịp đà phát triển về chiều cao và cân nặng, mà còn phát triển toàn diện cả về thể trạng và trí thông minh.

Sữa Growplus cho trẻ suy dinh dưỡng

Sản phẩm đặc trị dành cho trẻ em bán chạy số 1 Việt Nam

Mẹ nên lưu ý gì khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng ? 

Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do bệnh lý, do thực đơn hay là do nguyên nhân khác để có biện pháp khắc phục phù hợp. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý thêm những vấn đề sau : 

  • Lên lịch biểu cho thời gian ăn của bé 1 cách khoa học
  • Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích sự thèm ăn của bé
  • Mẹ không nên bắt ép hay quát mắng trẻ trong bữa ăn 
  • Mẹ có thể giả vờ ăn cùng bé để giúp bé dễ ăn hơn
  • Nên tập thói quen vận động thường xuyên để kích thích sự thèm ăn của bé

 Mẹo giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn từ chuyên gia

Để kích thích sự vui vẻ và hào hứng trong bữa ăn, mẹ nên cố gắng trang trí khẩu phần ăn cho bé thật bắt mắt. Việc pha trộn các màu sắc rực rỡ theo cách sắp xếp có chủ ý có thể khiến khay thức ăn của bé rất thu hút, nhiều mẹ cũng sử dụng cà rốt, cà chua, súp lơ,..tạo hình các nhân vật ngộ nghĩnh. Món salad thập cẩm cũng là lựa chọn đáng để thử : Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, dưa chuột,...

Hãy để bé được lựa chọn thực đơn cho mình. Mẹ hãy đưa ra bảng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và để bé lựa chọn theo ý muốn, điều này cũng giúp mẹ biết bé thích ăn gì và khi đến bữa ăn bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Trong trường hợp bé không chọn món nào cả, có thể là không có món bé thích hoặc bé đang chán ăn, mẹ hãy lựa chọn món bé yêu thích để gợi ý cho bé nhé.

Đôi lúc hãy chiều theo sở thích không giống ai của bé. Nếu bé đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn hãy chiều lòng bé vì điều này không gây hại cho bé, chỉ đơn giản là bé thích khẩu vị này. Hay nếu bé chỉ uống sữa bằng ống hút hoặc ăn trái cây được cắt nhỏ thì mẹ cũng đừng tức giận nhé.

Trẻ cũng có những món ăn không hợp khẩu vị, nếu bé không thích ăn thịt trong một khoảng thời gian nào đó, mẹ hãy thử cho bé ăn thêm xúc xích hoặc trứng. Còn nếu bé không ăn được nhiều rau, mẹ hãy cho bé uống thêm nước ép và ăn nhiều hoa quả để bổ sung chất xơ.

Đôi khi trẻ cũng thích những thứ mới mẻ, nếu bé đã chán ăn cơm với thịt, mẹ có thể cho bé ăn thịt kẹp bánh mỳ chẳng hạn. Hay xay trái cây rồi cho vào chiếc ly nhỏ xinh, bỏ vào tủ lạnh và khoe với bé về món mới để kích thích sự tò mò của bé.

Mẹ không nên cho bé uống nước nhiều trước bữa ăn, tốt nhất nên để bé ăn xong rồi hãy cho bé uống nước, để tránh việc bé bị đầy bụng và không còn muốn ăn nữa. Bên cạnh đó, đến độ tuổi nhất định, mẹ nên để bé tự xúc ăn thay vì cứ bón ăn cho bé. Nếu mẹ để ý thì thì việc bé tự xúc ăn và mẹ khen bé ăn giỏi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc mẹ xúc muỗng cơm đầy và la mắng khi trẻ chưa kịp ăn.

Nếu có thể, mẹ hãy để bé tham gia vào công đoạn nấu nướng, chỉ đơn giản là bóc gia vị, hay nhặt rau cũng khiến bé hứng thú hơn trước bữa ăn. Mẹ cũng nên nhớ nên để bé ngồi ăn chung với gia đình, việc ngồi ăn một mình sẽ khiến bé cảm thấy buồn chán, những mẫu chuyện vui trong bữa ăn hay những câu khen ngợi của mọi người sẽ giúp bé ăn ngọn miệng hơn. Nếu có xích mích giữa các thành viên, hãy cố gắng giải quyết trước bữa ăn, tạo không khí vui vẻ và ấm cúng cũng là điều quan trọng giúp cải thiện khả năng ăn uống của bé.

Nếu mẹ có thắc mắc và cần được tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của NutiFood nhé!

Tham khảo các bài viết:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.