Để trẻ có một cân nặng khỏe mạnh
Bạn có thể nhận thấy rằng tỷ lệ trẻ em thiếu cân hoặc trẻ chậm tăng cân vẫn còn rất cao Các bậc cha mẹ đều lo lắng và quan tâm về vấn đề này. Cha mẹ có thể giúp giữ cho trẻ có một cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu cân cũng như béo phì của bé bằng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giúp trẻ hình thành phương pháp ăn uống có khoa học.
Bằng cách hướng dẫn trẻ cách ăn uống để phát triển thói quen ăn uống tốt khi còn nhỏ, trẻ có thể sẽ duy trì những thói quen lành mạnh thậm chí cho đến khi trẻ đã trưởng thành:
Hãy dạy cho trẻ cách cân bằng lượng calo trong cơ thể. Hãy cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm với các chất dinh dưỡng cần thiết trong khi vẫn thực hiện đúng các nguyên tắc để có 1 lượng calo thích hợp.
Giúp trẻ nhận ra các giá trị khi ăn các loại thực phẩm bao gồm các loại hạt và các loại rau. Khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào từ sữa, chú ý chọn loại sữa tăng cân cho bé phù hợp với bé.
Hãy chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận bữa ăn Hãy luôn luôn thay đổi phương pháp chế biến các loại thực phẩm mà trẻ yêu thích, trẻ vẫn có thể thưởng thức các loại thực phẩm chúng thích mà không bị mất hương vị. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo trên các trang website về ẩm thực.
Không nên để các loại đồ ăn vặt ở những khu vực trẻ dễ nhìn thấy mà thay vào đó hãy để các loại trái cây tươi, rau quả, bánh ngũ cốc, sữa chua, nho khô và các loại hạt.
Hãy cho trẻ sử dụng nhiều rau, củ , quả
Biện pháp 2: Hãy luôn luôn hướng trẻ đến các hoạt động cơ thể.
Hãy hạn chế việc trẻ xem tivi, video, trò chơi điện tử mà hướng trẻ vào các hoạt động thể chất, tư duy.
Luôn luôn sắp xếp thời gian trong 1 ngày để trẻ luôn có thời gian hoạt động cơ thể. Trẻ em nên được hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
Hãy hướng trẻ đến sự yêu thích, không nên quá ép buộc trẻ nếu chúng bộc lộ sự không thích đối với hoạt động này. Đừng để trẻ chơi một mình, hãy tìm cho trẻ những người bạn cùng tuổi, nhưng tốt nhất chính là cùng hoạt động với cha mẹ mình. Nếu trẻ thấy cha mẹ đang tập thể dục, trẻ rất có thể sẽ làm theo. Tập thể dục với nhau là một cách tuyệt vời để duy trì được sự vui vẻ, đồng cảm cho 1 gia đình.
Một số ví dụ về các hoạt động thể chất thú vị mà trẻ có thể cùng làm với gia đình như cùng đi bộ vào buổi tối xung quanh nơi mình sống hoặc các công viên, chơi trò chơi ngoài trời như trốn tìm, bơi lội hay đi xe đạp.
Trẻ cùng cha mẹ tham gia hoạt động ngoài trời.
Hạn chế thời gian trẻ đi thơ thẩn xung quanh nhà, hoặc là ngồi trước máy tính hay màn hình tivi. Hãy lập ra một thời gian biểu hợp lý, để trẻ vừa hoàn thành được các bài tập về nhà, vừa tham gia được các hoạt động thể chất. Tránh việc để trẻ ngồi liên tục trong nhà cho đến giờ đi ngủ.
Biện pháp 3: Hãy giúp trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Giống như người lớn, trẻ em cũng cần một giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Mỗi lứa tuổi đều có một thời gian ngủ tối ưu nhất cho mình. Hãy đảm bảo trẻ không ngủ quá ít, một đứa trẻ không có được thời gian ngủ cần thiết, sự mất cân bằng nội tiết có thể xảy ra. Khi ngủ hoóc môn sinh trưởng tăng lên sẽ thúc đẩy sự sản sinh tế bào mới, giúp trẻ dài ra.
Biện pháp 4: Tạo không khí bữa ăn thật vui vẻ.
Trẻ em có thể học được nhiều điều từ bữa ăn gia đình, vì vậy hãy giúp trẻ có cảm giác thoải mái khi ăn, tránh sự gò bó hay ép buộc.
Ăn tối cùng với gia đình. Cha mẹ có thể dỗ dành con bằng những “cuộc thi ăn nhanh” nho nhỏ. Để bé ăn cùng gia đình, bé cũng sẽ bắt chước người lớn ăn những đồ ăn mới và phong phú hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp trẻ phát triển các giác quan và trí não tốt hơn.
Bữa ăn gia đình cũng sẽ giúp trẻ và gia đình bạn luôn kết nối. Khi ăn cùng nhau, trẻ sẽ không có cơ hội để mang thức ăn vào phòng hoặc ăn ở phía trước màn hình tivi. Vừa ăn vừa xem tivi hoặc ăn trong phòng có thể làm trẻ ăn chậm do chăm chú làm việc riêng làm thức ăn bị nguội, dẫn đến việc ăn không ngon miệng khiến trẻ bỏ bữa.
Bữa ăn gia đình đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ.
Bạn nên có một menu riêng cho trẻ, tốt nhất là có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Hãy cố gắng mang lại sự đa dạng cho bữa ăn bằng các loại thực phẩm khác nhau hoặc các cách chế biến khác nhau. Hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe, trẻ có thể tìm được sự yêu thích của chúng với một món ăn nào đó, hoặc ít nhất cũng tạo thói quen ăn 1 món gì đó theo thời gian.
Cố gắng hướng trẻ ăn uống đa đạng các loại thực phẩm, kể cả món chúng không thích. Có thể sẽ có sự khó khăn nhưng bằng cách ăn cùng với gia đình trẻ có thể cố gắng ăn nhờ sự động viên của mọi người, lâu dần trẻ sẽ dần quen với các món đó.
Chuyên gia dinh dưỡng - NutiFood
Các chủ đề khác:
- Bố mẹ nên làm gì khi con tăng cân chậm, biếng ăn?
- Bé chậm tăng cân nên uống sữa gì?
- Các loại sữa cho bé trên 1 tuổi tăng cân hiệu quả