Ngăn ngừa và phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi là nỗi lo của nhiều bố mẹ. Vì vậy, muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của cả gia đình và bắt đầu ngay từ khi người mẹ mang thai. ( Xem những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng )
Chăm sóc ăn uống cho phụ nữ có thai là một trong những cách cực kỳ hữu hiệu để ngăn ngừa trẻ bị suy dinh dưỡng. Giai đoạn mẹ mang thai cần tăng 10-12 cân và thường xuyên khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
Cho trẻ ăn dặm thêm khi trẻ tròn 6 tháng. Trong bữa ăn, cho thêm 1-2 muỗng dầu, mỡ để tăng cuờng năng luợng cũng như cung cấp chất béo thiết yếu cho trẻ.
Phụ nữ có thai uống viên sắt/acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một năm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
Bữa ăn cần đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm, phấn đấu bữa ăn nào cũng có đủ 4 món. Ngoài cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước cùng các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ăn ngon miệng.
Tháp dinh dưỡng cân đối hàng ngày cho trẻ mầm non từ 2 – 5 tuổi
Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.
Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống văn hoá, năng động, lành mạnh. Có biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc bố mẹ cần chú ý các khâu sau:
Vệ sinh ăn uống
Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn lại, ngay cả thức ăn nấu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn vì đó là nguồn gây bệnh: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn...Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ.
Vệ sinh cá nhân
Tập cho trẻ có thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng.
Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội...) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Tập trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không nên ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng đến răng lợi. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng xà phòng, cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt không cho trẻ mút tay hay ngậm mút đồ vật, đồ chơi lên miệng để tránh giun sán.
Vệ sinh môi trường
Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sạch sẽ có ánh sáng và ánh nắng mặt trời. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Chăm sóc tâm lý
Yêu thương, vỗ về và thể hiện tình cảm trìu mến với trẻ. Giai đoạn này trẻ hình thành tư duy và thói quen bắt chước theo, vì vậy trẻ cũng muốn được khích lệ, nô đùa và thậm chí đọc truyện, chuyện trò với trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Chăm sóc khi trẻ bị bệnh
Khi trẻ ốm, bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần đặc biệt chú ý khâu xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục. GrowPLUS+ của NutiFood với công thức Weight Pro+ đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; việc bổ sung Lysin, Kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E; GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.
Dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Chuyên gia dinh dưỡng - NutiFood
Xem thêm các chủ đề:
- Suy dinh dưỡng trẻ em và giải pháp hiệu quả từ chuyên gia
- Bé chậm tăng cân nên uống sữa gì?
- Cách làm bé tăng cân không cần ép ăn