Làm Thế Nào Để Bé Tăng Cân
Theo thời gian, trẻ em sẽ lớn lên dần theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến cân nặng của bé vẫn dậm chân tại chỗ làm các mẹ đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Một trong những lý do phổ biến nhất đó là bởi vì lượng thức ăn cho bé không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Nếu mẹ biết cách sắp xếp kế hoạch ăn uống chu đáo, bé có thể tăng cân khỏe mạnh và ngoài ra còn tránh được những hậu quả xấu về tăng cân sai cách.
Làm thế nào để nhận ra bé thiếu cân?
Trẻ em có những chu kỳ phát triển cụ thể phù hợp với sự phát triển tự nhiên. Bé của mẹ phát triển khỏe mạnh nếu bé đang lớn lên một cách đều đặn theo tiêu chuẩn qua các thời kỳ. Nếu bạn lo lắng rằng bé không tăng cân đủ, mẹ nên tìm tư vấn bác sỹ để nhận được những lời khuyên hiệu quả nhất.
Lý do tại sao bé không tăng cân?
Bé nhà bạn có thể không tăng cân vì những lý do sau:
- Bé đang trong giai đoạn phát triển vượt trội và bé cần rất nhiều năng lượng nhưng lượng thức ăn nạp vào cơ thể bé không đủ.
- Bé không cảm thấy ngon miệng và bé thường cáu kỉnh, khó chịu và không chịu ăn.
- Bé chỉ thích ăn một số loại đồ ăn nhất định, bỏ qua các món khác.
- Bé ăn quá chậm
- Bé dễ bị mất tập trung khi ăn uống
- Bé mắc một loại bệnh nào đó
Bé không cảm thấy ngon miệng, hay cáu kỉnh, khó chịu và không chịu ăn.
Chuyện gì có thể xảy ra nếu bé của bạn không tăng đủ cân?
Việc không hề tăng cân sẽ dẫn tới sự sụt giảm của vitamin và khoáng chất trong người, từ đó sẽ hình thành nên những vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại cho bất cứ bà mẹ nào, đây cũng là 1 trong những yếu tố dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của bé.
Chậm tăng cân dễ dẫn đến tình trạng FTT (Failure to Thrive), tức là Kém phát triển. Hội chứng FTT xảy ra khi bé không lên cân được như những bạn đồng trang lứa khác. FTT dễ dẫn tới phát triển chậm trễ và làm trì trệ quá trình phát triển tâm lý. Chỉ các bác sỹ mới đủ năng lực để giám định trẻ bị hội chứng FTT hay không.
Mẹ có thể giúp bé tăng cân như thế nào?
Bằng cách tạo ra những sự thay đổi nhỏ trong ăn uống, mẹ có thể tăng lượng calo hằng ngày cho bé. Những gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ nhìn ra được những hướng giải quyết để bé lên cân:
- Cho trẻ ăn đa dạng các loại đồ ăn trong ngày, các đồ ăn khác nhau sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau đồng thời giúp trẻ hứng thú hơn với các bữa ăn hằng ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn cho bé vì dạ dày của bé còn nhỏ, không đủ khả năng hấp thụ được nhiều đồ ăn cùng một lúc. Cho bé ăn quá nhiều sẽ làm bé nản và không muốn ăn nữa, hình thành nên thói quen sợ ăn khi giờ ăn tới. Mẹ nên biết cách xen kẽ bữa ăn chính và bữa ăn phụ để bổ sung thêm đồ ăn cho bé.
- Mẹ nên chờ cho tới khi bé ăn xong mới cho bé đồ uống bởi vì uống trước và trong khi ăn sẽ khiến bé không cảm thấy đói dẫn đến bỏ bữa. Sau khi ăn mẹ nên cho bé uống các loại đồ uống như sữa, sinh tố trái cây kết hợp với sữa hay sữa chua để cung cấp thêm năng lượng cho bé.
- Mẹ nên chọn các loại thức ăn giàu năng lượng như gà, thịt, cá hồi, đậu hũ, phô-mai, sữa chua nguyên kem...
- Mẹ nên bổ sung các loại bơ, dầu thực vật, dầu ô-liu, bơ đậu phộng vào các bữa ăn của bé.
- Tránh tạo áp lực cho bé khi ăn uống. Bé sẽ ăn khi bé cảm thấy đói, tạo áp lực cho bé sẽ có kết quả ngược lại, làm cho bé sợ ăn dẫn tới bỏ bữa. Mẹ có trách nhiệm chuẩn bị bữa ăn cho bé, nhưng bé mới là người quyết định bé sẽ ăn từng nào.
- Không nên để bé vừa ăn vừa xem tivi hay chơi máy tính, điện thoại, bé sẽ mất tập trung và không chịu ăn.
Tránh tạo áp lực cho bé khi ngồi vào bàn ăn
Mẹ có nên cho bé dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng?
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cung cấp thêm năng lượng và chất thiết yếu để hỗ trợ trẻ tăng cân và kích thích phát triển. Chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ sẽ là những người có năng lực để quyết định bé nên sử dụng thực phẩm dinh dưỡng hay không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của trẻ. Tuy nhiên các mẹ nên nhớ cho bé ăn uống đầy đủ trước khi cho trẻ dùng thực phẩm dinh dưỡng bổ sung.
Khi nào mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sỹ?
Nếu mẹ để ý thấy có sự thay đổi trong việc ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ để đảm bảo rằng trẻ không mắc phải vấn đề dinh dưỡng hay một chứng bệnh nào. (Xem thêm dấu hiệu suy dinh dưỡng trẻ em)
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ khi nhận ra sự thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của bé
Làm thế nào để theo dõi tình trạng cân nặng của trẻ?
Mỗi trẻ có những hình thức phát triển khác nhau. Bé của bạn đã được kiểm tra thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển. Nếu như những dấu hiệu phát triển của bé có sự thay đổi và bạn lo lắng về sức khỏe của trẻ, lo rằng bé bị chậm lớn, thay vì hỏi ý kiến nhiều người, mẹ nên tìm gặp bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giải đáp những khúc mắc.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:
- Con tăng cân chậm và giải pháp từ chuyên gia
- Tiết lộ bí quyết tăng cân cho trẻ hiệu quả
- Cách làm bé tăng cân nhanh chóng không cần ép ăn