Chuẩn chỉ số cân nặng của trẻ

"Con tôi cân nặng bao nhiêu là đủ?" là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các bậc cha mẹ. Câu hỏi có vẻ đơn giản, nhưng không dễ trả lời.

Trong số các bé có cùng chiều cao và độ tuổi, một số bé bụ bẫm hơn hoặc phát triển hơn những bé khác. Đó là bởi không phải tất cả bé có cùng một tạng người hoặc phát triển cùng một lúc.

chỉ số cân nặng của trẻ

Cân nặng của trẻ là câu hỏi phổ biến của các bậc cha mẹ.

Tăng trưởng và Tuổi dậy thì

Không phải ai cũng tăng trưởng và phát triển cùng một lịch trình. Ở tuổi dậy thì, cơ thể có sự thay đổi hoạt động nội tiết khởi nguồn cho những thay đổi về thể chất như phát triển ngực ở bé gái, cương tinh hoàn ở bé trai, tăng vọt về chiều cao và cân nặng ở cả bé trai và bé gái. Những thay đổi này tiếp tục trong nhiều năm cho đến khi trưởng thành. Trung bình trẻ sẽ cao thêm 25-30 cm trong suốt tuổi dậy thì trước khi đạt chiều cao của người trưởng thành.

Hầu hết bé tăng cân nhanh hơn trong thời kỳ này khi lượng cơ bắp, mỡ và xương trong cơ thể chúng thay đổi. Quá trình tăng cân mới này có thể hoàn toàn tốt đẹp - miễn là chất béo, cơ bắp và xương trong cơ thể đạt đúng tỷ lệ.

Mỗi trẻ sẽ có khởi đầu tuổi dậy thì khác nhau, sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất khoảng 14 tuổi, đó là lý do hai trẻ có cùng giới tính, chiều cao, và độ tuổi nhưng cân nặng khác nhau là điều bình thường.

Để thích ứng khi đột nhiên cơ thể nặng hơn hay cao hơn quá nhanh có thể khá xa lạ với trẻ. Vì vậy, hoàn toàn dễ hiểu nếu một đứa trẻ cảm thấy tự ý thức về cân nặng trong thời niên thiếu – thực tế rất nhiều trẻ như vậy.

Tính toán chất béo - sử dụng chỉ số BMI

Các chuyên gia đã nghiên cứu một cách giúp tính toán để biết liệu ai đó có đang ở trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh so với chiều cao của mình hay không. Nó được gọi là chỉ số khối cơ thể, hoặc chỉ số BMI. BMI là một công thức sử dụng để ước tính chất béo cơ thể của một người là bao nhiêu dựa vào cân nặng và chiều cao của người đó.

Công thức BMI sử dụng số đo chiều cao và cân nặng để tính toán. Mặc dù công thức cho người lớn và trẻ em như nhau, tuy nhiên đánh giá kết quả BMI đối với trẻ em phức tạp hơn một chút.

Đối với trẻ em, BMI được vẽ trên một biểu đồ tăng trưởng có sử dụng đường bách phân vị để cho biết liệu một đứa trẻ là nhẹ cân, cân nặng khỏe mạnh, thừa cân, hay béo phì. Các biểu đồ chỉ số BMI khác nhau được sử dụng cho bé trai và bé gái dưới 20 tuổi, vì lượng mỡ cơ thể giữa bé trai và bé gái khác nhau và chất béo trong cơ thể thay đổi khi trẻ lớn lên.

Bạn có thể xem biểu đồ chỉ số BMI trẻ em để biết kết quả tình trạng dinh dưỡng và nhận lời khuyên của chuyên gia tại đây: https://www.nutifood.com.vn/vi/nhat-ky-suc-khoe/bmi-tre-em.html

Trước khi tính toán chỉ số BMI của con bạn, bố mẹ sẽ cần một hệ thống đo chiều cao và cân nặng chính xác. Cân gia đình hay thước cuộn không phải luôn luôn chính xác. Vì vậy, cách tốt nhất để có được số đo chính xác là cho trẻ cân và đo tại phòng khám của bác sĩ hoặc tại trường học.

Đưa trẻ đi khám bác sỹ để có chỉ số chính xác

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để đo chiều cao chính xác hơn

Chỉ số BMI cho ta biết điều gì?

Bạn có thể tính toán chỉ số BMI của riêng mình, nhưng hãy cân nhắc hỏi bác sĩ để giúp tìm ra ý nghĩa của nó. Các bác sĩ làm nhiều thứ hơn là chỉ sử dụng BMI để đánh giá cân nặng của trẻ. Họ cũng cân nhắc khi nào trẻ ở tuổi dậy thì và sử dụng kết quả BMI từ các năm qua để theo dõi liệu trẻ có thể có nguy cơ bị béo phì hay không. Nhận ra nguy cơ này sớm có thể rất hữu ích vì những thay đổi có thể được tạo ra trước khi vấn đề cân nặng xảy ra.

Các vấn đề liên quan đến sức khỏe trước đây chỉ thấy ở người lớn giờ cũng xuất hiện ở trẻ em. Hiện nay, các bệnh tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, huyết áp cao xuất hiện nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân và béo phì. Những trẻ này cũng có nhiều khả năng bị thừa cân khi trưởng thành. Và người lớn thừa cân có thể mắc các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Mặc dù chỉ số BMI có thể là chỉ số tốt về chất béo của cơ thể, nhưng nó không phản ánh toàn bộ sự thật. Một người có thân hình vạm vỡ, rất nhiều cơ bắp thay vì chất béo dư thừa (giống như vận động viên thể hình hay điền kinh) có thể có chỉ số BMI cao nhưng không bị béo phì. Tương tự như vậy, một người có thân hình nhỏ, có chỉ số BMI bình thường nhưng vẫn có thể có quá nhiều chất béo trong cơ thể. Đây là những lý do bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về những lo lắng về tình trạng dinh dưỡng của con mình ngoài chỉ số BMI.

Khi trẻ thừa cân hoặc thiếu cân

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn quá nặng hoặc quá nhẹ, thì bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định xem con bạn thực sự có vấn đề về cân nặng hay không. Bác sĩ đo chiều cao và cân nặng của trẻ và theo dõi quá trình phát triển của trẻ để biết được liệu tăng trưởng có đang diễn ra bình thường hay không.

Đưa bé đi khám bác sỹ nếu bé bị thừa hoặc thiếu cân

Đưa trẻ đến bác sĩ nếu bạn cảm thấy trẻ bị thừa cân hoặc thiếu cân

Ngoài việc quan tâm đến chiều cao, cân nặng, hay chỉ số BMI của con bạn, bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi về sức khỏe của trẻ, mức độ hoạt động thể chất, và thói quen ăn uống, cũng như tiền sử mắc bệnh trong gia đình bạn. Bác sĩ sẽ xâu chuỗi tất cả các thông tin này với nhau để xác định xem đó là vấn đề cân nặng hay tăng trưởng.

Nếu bác sĩ nghĩ cân nặng của con bạn ở mức không khỏe mạnh, có thể bạn sẽ nhận được lời khuyên về chế độ ăn uống và tập thể dục cụ thể. Điều quan trọng là phải làm theo kế hoạch của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng thiết kế cho con bạn. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, hạn chế đáng kể lượng calo hoặc theo chế độ ăn thịnh hành hoặc chế độ ăn uống chết đói có thể làm mất các dưỡng chất mà cơ thể đang tăng trưởng của chúng cần và thực sự có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển sinh lý.

Nếu con của bạn đang lo lắng về việc quá gầy? Hầu hết trẻ nhẹ cân hơn những trẻ cùng tuổi là ổn. Chúng có thể đi qua tuổi dậy thì với một lịch trình khác so với bạn bè đồng trang lứa, và cơ thể chúng có thể phát triển và thay đổi với tốc độ khác. Hầu hết các thanh thiếu niên thiếu cân sẽ bắt kịp cân nặng khi chúng kết thúc tuổi dậy thì trong những năm cuối của tuổi dậy thì, và hiếm khi chúng cần phải cố tăng cân.

Trong một vài trường hợp, trẻ em và thanh thiếu niên có thể thiếu cân vì vấn đề sức khỏe cần phải điều trị. Nếu con bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhiều, hoặc có các triệu chứng như ho, đau bụng, tiêu chảy, hoặc các vấn đề khác kéo dài hơn một hoặc hai tuần, hãy nói chuyện với bác sĩ. Một số trẻ em và thanh thiếu niên bị thiếu cân vì rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ, cần chăm sóc y tế.

Vai trò của gen

Yếu tố di truyền đóng một vai trò đối với hình dáng cơ thể và cân nặng của một người. Con người từ các chủng tộc, dân tộc, quốc tịch khác nhau có xu hướng có phân bố mỡ trên cơ thể (có nghĩa là họ tích lũy mỡ ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể) hoặc thành phần cơ thể (lượng xương và cơ bắp so với mỡ) khác nhau. Nhưng gen không phải là số phận - trẻ có thể đạt và giữ cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống đúng cách và tích cực.

Gen không phải là điều duy nhất mà các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ. Sự thật là thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể được truyền lại. Thói quen ăn uống và tập thể dục của mọi người trong cùng một gia đình có thể có tác động lớn hơn so với gen đối với nguy cơ thừa cân của ai đó. Nếu cha mẹ ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng hoặc đồ ăn nhẹ hoặc không tập thể dục nhiều, con họ có xu hướng làm điều tương tự.

Tin tốt là những thói quen này có thể thay đổi nếu thật sự bạn quan tâm đến sức khỏe. Đơn giản có thể là những thay đổi nhỏ, như cắt giảm các loại đồ uống có đường và đi bộ sau bữa ăn tối, bạn cũng có thể liệt kê thêm để tạo ra sự khác biệt thực sự.

Hãy nhớ rằng, một con số cụ thể trên bàn cân không quan trọng. Hãy đảm bảo rằng con bạn luôn tăng cân khỏe mạnh - bên trong lẫn bên ngoài.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.