Cha mẹ và nỗi lo con thấp bé nhẹ cân

Là cha mẹ ai cũng mong muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất, ai cũng có thể hy sinh thời gian, tiền bạc và công sức để chăm sóc, nâng niu các thiên thần nhỏ của mình với ước mong con khỏe mạnh, cao lớn, thông minh…

Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, được chăm sóc dinh dưỡng khác nhau và tất nhiên sự phát triển cũng khác nhau, trong số đó có không ít trẻ rơi vào tình trạng trẻ sơ sinh bị nhẹ cân và chậm lớn.

Cách nào xác định trẻ thấp bé nhẹ cân, chậm lớn?

Bạn hãy theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ từ 1 - 5 tuổi hàng tháng vào một ngày nhất định và chấm vào biểu đồ tăng trưởng của bé, bạn nên cân đo trên cùng 1 cái cân và 1 cây thước nhé, để con số theo dõi được chính xác nhất. Với bé dưới 24 tháng bạn đo chiều dài khi bé nằm, còn bé từ 2 - 5 tuổi bạn đo chiều cao khi bé đứng. Chú ý mỗi bé sẽ có 2 biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi, đồng thời biểu đồ của bé trai và bé gái cũng khác nhau.

Nếu các điểm này nằm trong giới hạn từ số -2 đến số 2 ở cột phải của mỗi bảng hay nằm trong vùng màu xanh chứng tỏ bé nhà bạn đang phát triển rất tốt; sau đó hãy nối các điểm này lại với nhau, trường hợp cân nặng, chiều cao của bé ở trong khoảng này nhưng lại có xu hướng nằm ngang hoặc đi xuống là bé đang có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, còn nếu nằm dưới đường này thì trẻ sơ sinh bị nhẹ cân và bé đã suy dinh dưỡng hoặc thấp còi rồi, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng khắc phục cho bé.

Xác định bé thấp còi, nhẹ cân, chậm lớn

Những nguyên nhân khiến trẻ thấp bé nhẹ cân

Sai lầm trong nuôi dưỡng

  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu hoặc bị cai sữa mẹ sớm, nuôi dưỡng không đúng phương pháp khi trẻ sơ sinh nhẹ cân, thiếu hoặc không có sữa mẹ.
  • Cho ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), hoặc không biết cách cho con ăn thêm bột, rau, trái cây, đạm, đặc biệt là chất béo … ngoài những bữa bú mẹ sau 6 tháng.
  • Không biết ép trẻ ăn khi mắc bệnh lại dễ dàng kiêng cữ mọi thứ khi trẻ bệnh chỉ cho ăn cháo muối hoặc cháo đường kéo dài nhiều ngày.
  • Nuôi dưỡng kém vệ sinh, trẻ không được chủng ngừa theo lịch…

Do bệnh lý

Bệnh nhiễm trùng như các viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hoá tái phát, biến chứng hậu sởi, tiêu chảy kéo dài…

Bệnh không do nhiễm trùng: 

  • Các bệnh làm tăng nhu cầu chuyển hóa như cường giáp, bỏng, phẫu thuật, chấn thương, bệnh lý có dùng corticoid.
  • Bệnh làm mất chất dinh dưỡng, qua đường ruột (bệnh ruột mất đạm, hội chứng ruột ngắn, cắt dạ dày hay ruột non, cắt nối ruột, dò đường tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy nặng, suy tụy), qua thận (hội chứng thận hư, lọc thận mạn tính), các bệnh lý khác (vết thương hở, dẫn lưu áp xe, tràn dịch màng phổi dịch tiết)...
  • Các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, suy tim, bệnh gan mạn, viêm loét dạ dày, viêm khớp mạn, chậm phát triển tâm thần vận động, động kinh, hôn mê kéo dài.

Do cơ địa đặc biệt

Trẻ sơ sinh nhẹ cân do sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh (dị tật hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, bệnh lý nhiễm sắc thể)…

Làm gì khi con thấp bé - nhẹ cân

Bạn phải thật bình tĩnh khi thấy bé bắt đầu có biểu hiện nguy cơ thấp bé nhẹ cân hoặc đã thấp bé nhẹ cân để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Tốt nhất bạn hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn đầy đủ. Khi đã biết được nguyên nhân, nếu do bệnh tật bác sĩ sẽ điều trị khỏi cho bé, nếu do chế độ dinh dưỡng bạn sẽ được tư vấn cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho bé để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thấp bé nhẹ cân và phát triển toàn diện.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng - Nutifood

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.