THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO BÉ

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng liệu con cái họ ăn có đủ - hay quá nhiều - hay không. Lý do là vì khẩu vị của trẻ thay đổi thường xuyên và khó dự đoán.

Nhìn chung, trẻ ăn khá ngon miệng khi chúng đói, nhưng trẻ cần chúng ta cung cấp các loại thực phẩm lành mạnh và hấp dẫn, hạn chế ăn vặt và thỉnh thoảng nhắc nhở chúng lắng nghe tín hiệu cơ thể mình. Dưới đây là một số hướng dẫn chung về thực đơn dinh dưỡng cho bé, lượng thức ăn trẻ cần mỗi ngày theo lứa tuổi có thể giúp trẻ phát triển tăng cân khỏe mạnh (tuy nhiên hãy nhớ rằng, nhu cầu mỗi cá nhân có thể khác nhau).

Lứa tuổi từ 1-3

Hãy nhớ rằng:

  • Sự tăng trưởng chậm lại khoảng 30% sau năm đầu tiên, do đó, không cần lo lắng nếu sự thèm ăn của bé có vẻ ít hơn hoặc thất thường.
  • Đừng ép con bạn ăn nhiều nếu bé không muốn. Bé sẽ không chết đói, và bạn muốn bé lắng nghe tín hiệu cơ thể mình!

Lời khuyên:

  1. Tránh dùng thức ăn làm phần thưởng. Thúc đẩy mối quan hệ tích cực với thức ăn bằng cách cung cấp những thức ăn lành mạnh cho bé và để bé chọn những gì bé ăn.
  2. Lên lịch cho bữa chính/bữa phụ. Bé thích ăn thường xuyên (cỡ 3 tiếng một lần), nhưng tránh cho bé ăn vô tội vạ.
  3. Đừng hoảng sợ. Thực sự thì bé sẽ ăn khi chúng đói.

Thực đơn mẫu – Lứa tuổi từ 1-3

Bữa sáng

½ chén bột yến mạch với ½ chén trái cây và ½ cốc sữa chua

Bữa phụ sáng

1 ly sữa

Bữa trưa

1 chén cháo lươn (30g gạo, 30g thịt lươn, 30g rau củ), ½ trái sapôchê

Bữa phụ xế

1 ly sữa

Bữa tối

Cháo thịt gà đậu hà lan (30g gạo, 30g thịt gà, 30g đậu hà lan), 1 miếng đu dủ chín

Bữa phụ tối

1 ly sữa (hoặc 1 cái phô mai + 1 hũ sữa chua)

Nên để bé ăn thêm các bữa phụ

Bên cạnh các bữa chính cho bé ăn thêm các bữa phụ

Lứa tuổi từ 4-6

Hãy nhớ rằng:

  • Bé ở tuổi này ăn chậm, do đó, chúng có thể không ăn hết bữa trưa ở trường đơn giản vì bé không có nhiều thời gian. Hãy chắc chắn cho bé nhiều thời gian khi chúng ăn ở nhà.
  • Vì bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ bé ăn, nên hãy tập trung vào việc cung cấp môi trường thực phẩm lành mạnh ở nhà, và đừng lăn tăn quá nhiều về những gì xảy ra bên ngoài.

Lời khuyên:

  • Cẩn thận khi bé ăn uống theo cảm xúc. Nếu con bạn luôn yêu cầu ăn bữa lỡ, giúp bé xác định xem thực sự bé đói hay không và nếu không, tìm việc khác cho bé làm.
  • Cho phép bé tự ăn, nhưng đừng yêu cầu bé ăn hết phần của mình.

Thực đơn mẫu – Lứa tuổi từ 4-6

Bữa sáng

1 miếng bánh mì nướng làm từ bột nguyên cám với 1 muỗng bơ đậu phộng + 1 quả chuối

   

Phụ sáng

1 ly sữa

Bữa trưa

1 chén cơm (60g gạo), 50g thịt hoặc cá, 50g rau củ, ½ chén trái cây xắt nhỏ, 1 hũ sữa chua

Phụ xế

 ¼ chén đậu hạt trộn, 1 ly sữa

Bữa tối

1 chén cơm, 50g thịt hoặc cá, ½ chén rau củ nướng hoặc xắt nhỏ, 1 miếng dưa hấu

Bữa phụ

1 ly sữa


Lứa tuổi từ 7-9

Hãy nhớ rằng:

  • Sự tăng cân có thể chậm lại trong những năm này, nhưng nhu cầu calo tăng khi bé trở nên năng động hơn. Cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh sau giờ học, đặc biệt nếu bé chơi thể thao.
  • Bé trong độ tuổi này có thể trở nên nặng hơn để chuẩn bị cho sự bứt phá tăng trưởng, nên không nhất thiết phải lo ngại. Tránh những đồ uống chứa calo và hạn chế chiêu đãi để tránh cho bé bị thừa cân.

Lời khuyên:

Gồm có các món bé thích trong các bữa ăn bạn chuẩn bị ở nhà. Bé ở tuổi này có thể không thích những món khai vị, nhưng nếu bạn cung cấp một số món mà bé thực sự thích, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị từng bữa ăn riêng cho mỗi thành viên trong gia đình.

Thực đơn mẫu – Lứa tuổi từ 7-9

Bữa sáng

1 lát bánh mì + bơ mứt

1 tô phở bò nhỏ (50g thịt bò, 50g bánh phở, rau giá), 1 miếng trái cây.

1/2 ly sữa

Bữa trưa

Cơm (1 - 2 chén), thịt cá (90g), rau củ (100g), 1 miếng trái cây, 1 hũ sữa chua.

Bữa tối

Cơm (1 - 2 chén), 90g thịt hoặc cá, ½ chén rau củ nướng hoặc rau tươi với 2 muỗng sốt kem, 1 quả chuối

Bữa phụ (sáng, xế, tối)

  1. ¼ chén đậu hạt trộn + 1/2 ly sữa
  2. 1 ly sữa
  3. 1 cái phô mai + 1 hũ sữa chua.

Chọn những món ăn bé thích trong ngày

Chọn những món bé thích trong bữa ăn cùng gia đình

Dành cho mọi lứa tuổi...

Hãy nhớ rằng,công việc dinh dưỡng chính của các bậc phụ huynh là:

1) Giúp bé phát triển mối quan hệ lành mạnh với thức ăn

2) Cung cấp môi trường thực phẩm lành mạnh

Ăn uống lành mạnh sẽ thường xuyên dao động nhưng miễn là bạn tập trung vào hai điều này, tỷ lệ cao là con bạn sẽ phát triển những thói quen tốt theo thời gian!

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.