“Thảm Họa” Chậm Tăng Cân Ở Trẻ Và Cách Đề Phòng
Bạn có biết trẻ chậm tăng cân sẽ dễ dàng dẫn đến suy dinh dưỡng và hậu quả của việc suy dinh dưỡng là vô cùng nghiêm trọng. Không ít các bậc phụ huynh đang có con nhỏ luôn lo sợ và tìm cách để ngăn chặn việc chậm tăng cân ở trẻ, nhưng không phải ai cũng thành công. Vậy nên các bạn hãy cùng tham khảo một vài biện pháp dưới đây và bổ sung vào danh sách các việc cần làm để ngăn chặn việc chậm tăng cân của bé một cách hiệu quả hơn.
Mối nguy hại từ việc chậm tăng cân
Một khi bé nhà bạn chậm tăng cân đồng nghĩa với việc trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng cao.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng không những làm cho trẻ thấp bé hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa mà còn khiến hệ miễn dịch suy giảm làm trẻ dễ mắc bệnh và quá trình chữa bệnh cũng sẽ lâu hơn.
Thiếu dinh dưỡng còn làm não bộ chậm phát triển, khiến quá trình học hỏi của trẻ yếu kém và giao tiếp xã hội trở nên chậm chạp hơn.
Suy dinh dưỡng chính là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển thể chất, chậm phát triển tinh thần và làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến các bệnh lý khác. Vì thế các bà mẹ cần phải chấm dứt tình trạng chậm tăng cân của trẻ ngay hôm nay để bảo vệ con một cách tốt nhất.
Bé chậm tăng cân có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng
Đề phòng tình trạng chậm tăng cân ở trẻ
Để đề phòng tình trạng chậm tăng cân ở trẻ thì các mẹ cần lưu ý áp dụng cho bé chế độ dinh dưỡng sau:
1/ Tăng cường nhiều chất dinh dưỡng hơn trong mỗi bữa ăn của bé
Bạn hãy cho bé ăn kết hợp nhiều chất dinh dưỡng trong cùng một bữa ăn, mỗi loại thực phẩm 1 ít sẽ làm bé đỡ ngán hơn là 1 loại thực phẩm nấu với số lượng lớn. Mỗi bữa ăn nên có đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, bột đường, chất béo, rau củ và trái cây để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
Bạn nên chú ý tùy vào từng độ tuổi mà chọn cách nấu cho phù hợp với bé, và nêm nếm cho vừa khẩu vị của bé để không làm bé sợ ăn. Các món ăn nên cho thêm tí dầu gấc hay phô mai để bé ăn thấy ngon hơn và cũng góp phần tăng cân nhanh hơn.
Khi bạn làm cho bé thích thú với các bữa ăn thì việc tăng cân cho bé cũng trở nên dễ dàng hơn.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho từng độ tuổi của bé
2/ Ăn thêm bữa phụ
Bữa phụ bạn có thể cho bé uống sữa hay ăn sữa chua, trái cây, các loại sữa giúp bé tăng cân tốt cũng là lựa chọn của các mẹ, để hỗ trợ sự hấp thu của bé bạn nên cho bé uống sữa trước 2 giờ sau đó mới cho bé ăn bữa chính.
Bạn nên chia nhỏ bữa ăn để bé không có cảm giác ăn quá nhiều trong mỗi bữa, như vậy vừa giúp bé ăn không thấy ngán mà còn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong ngày cho bé.
Bạn hãy chọn một loại sữa nào cho bé tăng cân để cho bé uống khoảng 30 phút trước khi đi ngủ vì như vậy sẽ làm bé ngủ ngon và còn hỗ trợ quá trình tăng cân của bé hiệu quả nữa.
Cung cấp cho bé lượng sữa đầy đủ giúp thúc đẩy sự phát triển
3/ Tạo môi trường ăn cho bé
Môi trường bữa ăn cũng góp phần tăng sức hút đối với trẻ, nếu bạn làm điều này tốt thì trẻ sẽ ăn uống dễ dàng hơn và góp phần phòng chống việc chậm tăng cân.
Bạn cần lập ra kế hoạch đảm bảo cho bé luôn ăn uống đúng giờ, và cho bé tiếp xúc với các dụng cụ ăn uống để học hỏi cách tự ăn, tạo niềm vui mỗi khi bữa ăn bắt đầu cho bé quen dần với không khí bàn ăn.
Việc ngồi ăn chung với gia đình cũng rất quan trọng vì bé có thể quan sát và học hỏi cách mọi người ăn uống, những câu chuyện của cả gia đình trong bữa cơm cũng làm bé thấy vui và có cảm hứng ăn uống hơn.
Bạn nên khuyến khích bé ăn chứ không nên ép bé, khi cảm thấy bé ngán hay đã ăn đủ thì bạn có thể cho bé nghỉ và chờ tới bữa phụ sẽ tiếp tục cho bé ăn những loại thức ăn nhẹ khác hay một loại sữa nào tăng cân cho bé mà bạn nghĩ nó sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Không khí bữa ăn gia đình khiến bé có cảm hứng ăn uống hơn
Thực ra, vấn đề chậm tăng cân ở trẻ cũng không khó để giải quyết nếu các mẹ đã tìm ra phương pháp đúng đắn cho bữa ăn của bé. Hãy giúp bé tránh xa hậu quả của việc chậm tăng cân để bé được phát triển một cách toàn diện nhất nhé.
Xem thêm các chủ đề:
- Bé chậm tăng cân phải làm sao?
- Bố mẹ nên làm gì để tăng cân cho trẻ?
- Cách làm bé tăng cân không cần ép ăn