Suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?

Thể teo đét (Marasmus) là thể suy dinh dưỡng ở trẻ em cân nặng nhỏ hơn 60% hay giảm tới -4SD so với cân nặng bình thường của trẻ đồng tuổi. Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi và má. Mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng.

 

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em từ 1-6 tuổi.

Phân loại theo lâm sàng – đây là cách phân loại khá kinh điển, gồm các thể suy dinh dưỡng nặng như sau: thể phù, thể teo đét và thể hỗn hợp.

Thể teo đét là thể thiếu dinh dưỡng rất nặng, do chế độ ăn thiếu cả năng lượng lẫn protein, có thể xảy ra ngay trong năm đầu tiên, điều này khác với suy dinh dưỡng nặng thể phù (Kwashiorkor)-chủ yếu xảy ra ở nhóm 1-3 tuổi. Ngoài ra, cai sữa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý cũng là nguyên nhân phố biến dẫn tới thể suy dinh dưỡng này. Khi đó, đứa trẻ rơi vào tình trạng kém ăn, các bệnh nhiễm khuẩn thường gắn liền với vòng luẩn quẩn đó là bệnh tiêu hóa và viêm đường hô hấp.

 

Bé suy dinh dưỡng thể teo đét

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét thường gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già.

 

Trong đó, thể teo đét là thể nặng phổ biến trong suy dinh dưỡng trẻ em và thường mức độ nhẹ hơn thể phù vì các cơ quan của trẻ bị tổn thương nhẹ hơn, gan của trẻ có thể hơi to hoặc bình thường, kèm theo cơ nhão ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ.

Còn khi trẻ bị thể phù thì gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu…  trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Vì vậy, suy dinh dưỡng thể phù là một tình trạng rất nguy hiểm ở trẻ em.

Khi trẻ bị thể teo đét dẫn đến tinh thần của trẻ rất mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, đặc biệt trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi hoặc trẻ có triệu chứng thèm ăn hoặc trẻ biếng ăn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đi ị lỏng và phân sống.

Giải pháp chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

Đầu tiên, mẹ phải dẫn bé khám bệnh để bổ sung thuốc và khoáng chất chữa bệnh cho trẻ. Điều quan trọng tiếp theo mà mẹ không được quên đó là cố gắng xây dựng cho trẻ một khẩu phần ăn dinh dưỡng để giúp trẻ mau chóng hồi phục và phát triển tốt theo chuẩn độ tuổi của trẻ. Một khẩu phần ăn dinh dưỡng phải cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ, protein và lượng nguyên tố vi lượng: vitamin, canxi… thiết yếu hằng ngày cho trẻ.

 

Thực đơn cho trẻ từ 2-3 tuổi

Thực đơn dinh dưỡng tham khảo cho trẻ từ 2-3 tuổi.
 

Chuyên Gia Dinh Dưỡng - NutiFood

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.