Phòng chống suy dinh dưỡng thai nhi

Theo nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc phát triển dinh dưỡng của bào thai và sức khỏe sau này của trẻ. Bạn cần biết được 4 yếu tố này để có biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng thai nhi.

 

phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Tuổi tác của người mẹ

Cơ thể của con người phát triển và lớn lên trong một quá trình rất dài, với phụ nữ độ tuổi trưởng thành khoảng 22 tuổi.

Do đó, độ tuổi từ  22-29 ở nữ có sức khỏe sinh sản tốt nhất, vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. Từ độ tuổi 24-29, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện.

Sức khỏe của bà mẹ

Sức khỏe của mẹ cũng sẽ là yếu tố quyết định cho sức khỏe của con. Nếu người mẹ khỏe mạnh sẽ sinh ra được những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp,... nguy cơ trẻ đẻ ra bị chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, khi mẹ đang mắc những căn bệnh mãn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai.

cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ

Dinh dưỡng của người mẹ

Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ. Các dưỡng chất từ mẹ, sẽ đi qua máu, qua nhau thai để cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ cần có chế độ ăn phù hợp cho mình và cho con.

Thành phần dinh dưỡng lúc này không chỉ cần có số lượng mà còn cần có chất lượng mới bảo đảm được sự phát triển của bào thai. Như khi mẹ ăn no, nhưng bữa ăn chỉ có tinh bột như cơm, khoai, đậu. Con sinh ra có thể có cân nặng tốt, nhưng chiều cao sẽ thấp, khi lớn lên đa số sẽ thấp lùn. Vì khung xương của trẻ cần được cấu tạo bởi dưỡng chất có từ chất đạm, đó là thịt, trứng, sữa, đậu, tôm, cá… Những dưỡng chất này sẽ giúp trẻ xây dựng nên các cơ quan như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu,...

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải bổ sung đủ loại rau xanh, hoa quả vì trong đó chứa nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A, v.v...

Mẹ không nên chờ đến khi có thai mới bắt đầu chăm sóc cơ thể mà việc chăm sóc này cần được thực hiện sớm hơn để trẻ có được một cơ thể tương lai khỏe mạnh hơn. Đảm bảo bữa ăn luôn đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu nhé.

Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai và cho con bú

Khi mẹ có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, mẹ sẽ phải dành ra một phần đáng kể năng lượng cho sự phát triển của thai nhi và dự trữ để tạo sữa cho con bú.

Theo đúng tiêu chuẩn, vào thời kỳ cuối của thai kỳ, mẹ cần phải tăng cân từ 12kg trở lên (3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg). Nếu mẹ chỉ tăng được từ 6-7kg trong thời kỳ mang thai, sẽ không đủ dưỡng chất dự trữ để tạo sữa cho con. Chính vì vậy, mẹ cần có chế độ ăn uống thích hợp với tình trạng cơ thể và thai nhi. Đặc biệt đảm bảo đủ dưỡng chất và năng lượng cho mẹ và trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ngay từ khi còn là thai nhi.

Trong giai đoạn thai nghén mẹ vẫn có thể làm việc bình thường nhưng cần thiết tránh một số việc quá nặng nhọc, độc hại, không làm quá sức mà phải chú ý dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

mẹ bầu cần chú ý sức khỏe, không làm việc nặng

Tóm lại, 4 yếu tố trên đây rất có ý nghĩa quyết định đến phát triển bào thai, sức khỏe trẻ lúc ra đời, sức khỏe thể chất và trí tuệ lâu dài sau này. (Xem thêm những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.