Để đảm bảo cân nặng cho bé, bố mẹ cần biết những điều này
Những kiến thức sau đây là những điều mà các bố mẹ trẻ cần phải biết để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển cân nặng của trẻ.
- Bé bị giảm cân vài ngày sau khi sinh:
Nhiều bà mẹ thường hoảng hốt khi thấy bé đột nhiên giảm cân chỉ vài ngày sau khi sinh. Tuy nhiên đó chỉ là vấn đề sinh lý bình thường, các mẹ không nên lo lắng. Trọng lượng sụt giảm đó của bé thực chất là lượng nước đã mất đi qua đường nước tiểu hoặc phân su. Bên cạnh đó, bé cũng cần thời gian để làm quen với việc hấp thu dinh dưỡng theo cách mới thay vì được mẹ truyền trực tiếp qua nhau thai như trước đây. Bé sẽ lấy lại cân nặng sau 10 ngày tuổi.
- Các mốc phát triển cân nặng của bé :
Với những độ tuổi khác nhau thì bé có những cân nặng tiêu chuẩn khác nhau. Các bà mẹ nên nắm rõ điều này để biết bé của mình đang bị thừa cân hay thiếu cân, qua đó có biện pháp để đảm bảo cân nặng của bé. Ví dụ bé 6 tháng tuổi nặng khoảng 6,5 – 9kg, bé 12 tháng tuổi thì nặng từ 9 - 11kg, bé 24 tháng tuổi nặng từ 10,5 – 14kg… Các mẹ cần theo dõi cân nặng của bé thường xuyên đặc biệt là những tháng đầu đời.
Theo dõi cân nặng của bé thường xuyên là rất quan trọng
- Khi nào thì nên lo lắng về vấn đề cân nặng của trẻ ?
Khi 3 tháng liền bé không tăng cân hoặc cân nặng tăng giảm thất thường, có nghĩa là bé đang gặp vấn đề. Lúc này cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng của bé có bị thiếu hụt gì không.Nếu thiếu, nên có biện pháp bổ sung dinh dưỡng ngay cho bé không chỉ từ thức ăn mà còn từ những loại sữa nào giúp trẻ tăng cân.
Đồng thời cũng cần kiểm tra hệ tiêu hóa của bé có gì bất thường, tinh thần, tâm lý có bị rối nhiễu hay không…Bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục tốt nhất.
- Các nguyên nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân
- Thiếu hụt dinh dưỡng : Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm tăng cân. Do đó bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất vào khẩu phần ăn, kết hợp tăng cường dưỡng chất từ các nguồn khác như các loại sữa giúp bé tăng cân tốt là rất cần thiết.
Thiếu hụt dinh dưỡng từ các nhóm chất là nguyên nhân chính khiến bé chậm tăng cân
- Bé kém tiêu hóa hấp thụ : Hệ tiêu hóa của bé thiếu các vi sinh vật có lợi để chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất cho cơ thể. Trường hợp này cần bổ sung men vi sinh cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ
- Bé bị nhiễm giun, sán : Giun sán có trong cơ thể bé sẽ hút bớt chất dinh dưỡng khiến bé thiếu chất, sụt cân. Nếu nghi ngờ bé nhiễm giun, sán, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó nên xổ giun cho bé 6 tháng một lần khi bé > 2 tuổi.
- Làm sao để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng
Biện pháp tốt nhất đó là theo dõi thường xuyên cân nặng của trẻ. Bố mẹ cần đo cân nặng của trẻ ít nhất 1 tháng một lần. Nếu bé bị sụt cân hoặc cân nặng của bé chững lại mấy tháng liền, đó là dấu hiệu đầu tiên báo động về sự suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Bí quyết giúp bé đạt cân nặng lý tưởng
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng : Một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm cùng nhiều bữa ăn phụ hàng ngày sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó cần cân bằng các nhóm chất đạm, chất béo, chất đường và cung cấp đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất trong bữa ăn của trẻ. Lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hay loại sữa nào cho bé tăng cân tốt cũng là một điều các bà mẹ phải lưu ý.
- Tạo trạng thái tinh thần tốt : Bé vui vẻ, thoải mái thì sẽ dễ ăn và dễ hấp thu hơn. Do đó, không nên ép bé ăn cho đủ bữa hay đủ lượng. Nếu bé ăn ít thì cho bé uống sữa hay ăn các món mà bé thích sau bữa ăn.
- Vận động thường xuyên : Bé cần vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và tăng khả năng tiêu hóa. Tùy vào độ tuổi để cho bé vận động hợp lý và đúng cách.
Nói tóm lại, cân nặng của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, di truyền hay bệnh trạng. Đảm bảo cân nặng cho bé là một phần rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên đây sẽ giúp các ông bố, bà mẹ trở nên thông thái hơn trong việc chăm sóc những tương lai của mình.
Xem thêm các chủ đề
- Những dinh dưỡng cần thiết khi con tăng cân chậm
- Những cách để trẻ tăng cân nhanh chóng và hiệu quả
- Bé chậm tăng cân nên uống sữa gì?