Chế độ ăn uống của trẻ - 10 lời khuyên cho cha mẹ
Không ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ có thể cần biết về việc ăn uống lành mạnh. Từ các hướng dẫn dinh dưỡng cho tới các xu hướng thức ăn mới nhất, chúng có thể hết sức khó hiểu.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là bố mẹ không cần phải có bằng dinh dưỡng để nuôi dạy trẻ khỏe mạnh. Một số hướng dẫn cơ bản sau đây có thể giúp bố mẹ khuyến khích trẻ ăn uống đúng cách và giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.
Dưới đây là 10 quy tắc then chốt mà các mẹ nên làm theo:
- Bố mẹ kiểm soát các nguồn cung cấp thức ăn. Bố mẹ quyết định mua những loại thức ăn nào và cho trẻ ăn khi nào. Mặc dù trẻ sẽ đòi bố mẹ cho ăn các thực phẩm ít dinh dưỡng nhưng người lớn nên chịu trách nhiệm khi quyết định loại thực phẩm thường xuyên được tích trữ trong nhà. Trẻ sẽ quen với việc ăn những gì có sẵn trong tủ bếp và tủ lạnh ở nhà. Nếu món ăn vặt ưa thích của trẻ không dinh dưỡng, bố mẹ vẫn có thể thỉnh thoảng mua một lần để trẻ không cảm thấy thiếu thốn.
Bố mẹ nên kiểm soát nguồn thức ăn của trẻ
- Từ các loại thức ăn mà bố mẹ đưa ra, trẻ sẽ chọn những thứ chúng sẽ ăn hay là ăn tất cả. Trẻ cần lên tiếng trong vấn đề này - Lên lịch bữa ăn chính và ăn vặt. Từ các lựa chọn mà bố mẹ đưa ra, cho trẻ lựa chọn ăn những gì và ăn bao nhiêu trẻ muốn. Việc này có vẻ hơi tự do một chút, nhưng nếu bố mẹ làm theo bước 1 ở trên, con bạn sẽ chỉ được lựa chọn từ các loại thức ăn bạn mua và được dùng.
- Thoát khỏi "câu lạc bộ ăn hết chén" Hãy để trẻ ngừng ăn khi chúng thấy no. Rất nhiều bố mẹ lớn lên theo quy tắc “ăn hết chén”, nhưng phương pháp đó không giúp trẻ lắng nghe cơ thể của mình khi chúng thấy no. Khi trẻ chú ý và phản ứng với cảm giác no, chúng sẽ ăn vừa đủ nhu cầu cho sự phát triển.
- Bắt đầu từ nhỏ. Sở thích về đồ ăn phát triển từ sớm nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn khác nhau. Sở thích bắt đầu hình thành ngay khi trẻ còn sơ sinh. Bố mẹ cần phải dọn một món ăn mới cho trẻ vào những dịp khác nhau để chúng tiếp nhận nó. Đừng ép trẻ ăn, hãy bắt đầu từ vài miếng nhỏ. Với trẻ lớn hơn, yêu cầu chúng thử ăn một miếng.
- Viết lại thực đơn của trẻ. Ai nói trẻ chỉ muốn ăn hot-dog, pizza, hamburger, mì ống và pho mát? Khi ăn ở ngoài, hãy để cho trẻ thử thức ăn mới và chúng có thể làm bạn ngạc nhiên khi tự nguyện thử nghiệm. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho phép trẻ thử một ít đồ ăn bạn đưa ra hoặc đưa một món khai vị cho trẻ dùng thử.(Xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Để cho trẻ thử thức ăn mới, trẻ sẽ thích thú thử nghiệm
- Tính lượng calo trong đồ uống. Soda và các loại nước ngọt khác bổ sung thêm nhiều calo và ngăn cản thức ăn bổ dưỡng có lợi. Nước và sữa là thức uống tốt nhất cho trẻ. Nước trái cây nguyên chất cũng tốt, nhưng nếu trẻ ăn được nên cho trẻ ăn trái cây sẽ tốt hơn.
- Để đồ tráng miệng ở đúng vị trí của nó. Thỉnh thoảng ăn đồ tráng miệng cũng tốt, nhưng đừng biến món tráng miệng thành lý do chính để ăn bữa tối. Khi món tráng miệng là phần thưởng dành cho bữa tối, trẻ sẽ chú trọng tới những chiếc bánh ngọt hơn là bông cải xanh. Hãy cố gắng trung lập về thức ăn.(cùng khám phá bé suy dinh dưỡng ăn gì)
- Thức ăn không phải là tình yêu. Tìm cách tốt hơn để nói "Mẹ yêu con". Khi thức ăn được dùng để thưởng cho trẻ và thể hiện tình cảm, trẻ có thể bắt đầu dùng thức ăn để đối phó với sự căng thẳng hay những cảm xúc khác. Trao những cái ôm, lời khen ngợi, và sự chú ý thay vì thưởng thức ăn.
- Trẻ bắt chước bạn. Hãy tự làm vai mẫu và ăn uống lành mạnh. Khi cố gắng để dạy cho trẻ thói quen ăn uống tốt, cố gắng tự mình tạo một ví dụ tốt nhất có thể. Chọn đồ ăn vặt bổ dưỡng, ăn trên bàn, và không bỏ bữa.
Tự làm mẫu để dạy cho trẻ thói quen ăn uống tốt
- Hạn chế thời gian xem TV và máy tính. Khi làm thế, bố mẹ sẽ tránh được những bữa ăn vặt vô nghĩa và khuyến khích trẻ vận động. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ giảm thời gian xem TV cũng giảm tỷ lệ béo phì. Khi thời gian xem TV và máy tính được giới hạn, trẻ sẽ tìm thấy những điều tích cực hơn để làm. Và hạn chế “thời gian trước màn hình" có nghĩa là bố mẹ sẽ có nhiều thời gian bên trẻ hơn.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:
- Trẻ em suy dinh dưỡng và dấu hiệu nhận biết
- Bé chậm tăng cân nên uống sữa gì?
- Các loại sữa cho bé trên 1 tuổi tăng cân khỏe mạnh