MẸ HIỂU GÌ VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON YÊU?

Từ khi sinh tới 1 tuổi

Từ khi sinh ra cho tới khi 1 tuổi, bé sẽ lớn gấp 3 về cân nặng và cao thêm khoảng 25 cm. Nếu bé dài 50 cm lúc mới sinh ra có thể lên tới 76 cm sau 12 tháng tuổi. Bé trai thường nhỉnh hơn bé gái. Theo các chuyên gia dinh dưỡng , những em bé được nuôi từ sữa mẹ phát triển chiều cao tốt hơn, phát triển cân đối hơn các em bé nuôi bằng sữa công thức. (xem thêm suy dinh dưỡng trẻ em)

Mẹ nên cho bé kiểm tra cân nặng và chiều cao hằng tháng trong những năm đầu đời để đảm bảo bé phát triển bình thường. “Cân nặng và chiều cao của bé nằm trong khúc đoạn chuẩn của bảng tiêu chuẩn chứng tỏ bé phát triển bình thường. Mẹ cũng không nên lo lắng  quá nếu chiều cao hay cân nặng của bé cao hơn hay thấp hơn chuẩn miễn là vẫn nằm trong giới hạn cho phép (mức cao nhất và thấp nhất của chuẩn) mẹ nhé.

Kiểm tra cân nặng và chiều cao định kỳ cho bé

Nên cho bé kiểm tra cân nặng và chiều cao hằng tháng

Trong trường hợp phát hiện ra những chỉ số không bình thường, bác sỹ sẽ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, đó là một trong những chỉ số báo hiệu một cái gì đó bất bình thường ở trẻ, đó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, hoặc nghiêm trọng hơn là liên quan đến bộ phận tim mạch, thông thường, cân nặng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và chiều cao bị ảnh hưởng theo tuy nhiên, đối với trẻ không phát triển chiều cao, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn.

Từ 1 tới 3 tuổi

Trong suốt thời gian này, tốc độ phát triển của bé có chậm lại hơn một chút nhưng vẫn rất nhanh. Từ 1 tới 3 tuổi, mỗi năm bé tăng trung bình khoảng 10cm, cân nặng lúc 3  tuổi khoảng 14 kg.

Ở độ tuổi này, bác sỹ đã tầm nào hiểu được sự phát triển của bé. Bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe, cân nặng và đo vòng đầu đầu mỗi 3 tháng từ khi bé đủ 12 cho tới 18 tháng tuổi, sau đó là thêm 1 lần kiểm tra nữa khi bé tròn 2 tuổi, và sau đó là theo chu kì hằng năm. Việc đo vòng đầu lúc này sẽ không được ưu tiên nữa, thay vào đó, bác sỹ sẽ bắt đầu đo lường chỉ số BMI để xem cân nặng của bé có tỷ lệ với chiều cao hay không.

Nếu mẹ thấy bé dường như phát triển rất chậm, trong một vài trường hợp hiếm, có thể là do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, cần thăm khám và tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ chuyên ngành

Từ 4 đến 9 tuổi

Chiều cao và cân nặng tiếp tục phát triển bình thường, cả bé trai và bé gái thường cao hơn chừng 5 tới 7.5 cm mỗi năm. Đối với những bé gái dậy thì sớm, lúc bé 8 hay 9 tuổi, bé có thể sẽ cao lên một cách vượt bậc. Mẹ có thể kiểm tra chiều cao và cân nặng rồi đánh giá dựa trên chỉ số BMI hằng năm.

Từ 10 đến 14 tuổi

Tuổi dậy thì là giai đoạn cao nhảy vọt thứ 3 của trẻ, nhất là từ 9 đến 11 tuổi đối với bé gái, và từ 11 đến 16 tuổi đối với bé trai. Các mẹ có thể trông chờ con gái sẽ cao hơn từ 23 tới 28 cm. Đến cuối giai đoạn dậy thì, phần bánh xương tiếp giáp giữa các khung xương sẽ đóng lại và trẻ đạt tới chiều cao trưởng thành. Đối với cả 2 giới, phần tay, chân và bàn chân phát triển nhanh hơn phần thân, điều này làm cho trẻ ở giai đoạn dậy thì cảm thấy lóng ngóng, bất thường và khó chịu. Do dậy thì ở bé gái tới sớm hơn các bé trai, các bé gái thường cao và to hơn các bé trai trong một vài năm.

Nếu mẹ nhận ra trẻ ngưng phát triển chiều cao, mẹ nên tư vấn với bác sỹ. Những bé thấp và thừa cân có thể gặp những vấn đề về tuyến giáp, việc chẩn đoán chỉ cần thông qua một phép thử máu đơn giản.

Trẻ chậm tăng chiều cao nên hỏi ý kiến bác sỹ

Nếu mẹ nhận ra trẻ ngưng phát triển chiều cao, nên tư vấn với bác sỹ.

Những bé phát triển quá nhanh có thể cảm thấy đau ở phần xương ở chân. Tuy không có hại gì nhưng bé có thể cảm thấy khó chịu, mẹ có thể mát-xa cho bé để bé thấy dễ chịu hơn. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể thấy đau tức ngực, nguyên nhân xuất phát từ phần xương sụn, phần xương đàn hồi kết nối xương sườn với xương ức, 2 phần xương này phát triển không đồng đều nhau, dẫn tới việc xâm lấn lên nhau tạo nên cảm giác tức ngực.

Bất kỳ khi nào có những dấu hiệu bất thường khiến mẹ lo lắng, mẹ đừng ngần ngại tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng và thăm khám chuyên khoa  nhé.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.