Bé không bắt kịp các mốc phát triển - Ba mẹ đừng xem nhẹ

Làm ba mẹ, niềm hạnh phúc lớn lao nhất là thấy con mình phát triển khoẻ mạnh, nhất là trong “giai đoạn vàng” – giai đoạn mang yếu tố nền tảng cho bé sau này. Thật vui khi ba mẹ nhìn thấy con bụ bẫm, cứng cáp chập chững những bước đi đầu tiên hay bập bẹ nói tiếng “ba”  “mẹ”. Nhưng không phải bé nào cũng có thể đạt được những mốc phát triển như vậy, có những bé chậm đi hoặc chậm nói, ba mẹ đừng xem nhẹ những biểu hiện này nhé, vì đây có thể là dấu hiệu của chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Bé chậm đi

Chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bé chậm đi, vì theo chuẩn, bé trong độ tuổi 9 tháng bé đã chập chững và sau 12 tháng sẽ đi vững. Nếu bé chậm đi hơn chuẩn này từ 2 đến 3 tháng cũng không có gì đáng lo nhé ba mẹ, như vậy bé nhà mình vẫn chưa bị chậm đi.

chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng

Sau 18 tháng bé vẫn chưa thể tự đi, ba mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng cho bé

Tuy nhiên, sau 18 tháng tuổi bé vẫn chưa đi được chứng tỏ bé đang chậm đi, chưa bắt kịp các mốc phát triển cơ bản trong “giai đoạn vàng”. Nhiều ba mẹ khá chủ quan với vấn đề này vì nghĩ có thể do phụ thuộc vào giới tính hoặc các lí do thiếu khoa học khác mà không biết rằng việc bé chậm đi nguyên nhân chính là thiếu vitamin D trong các chất dinh dưỡng hoặc không được chăm sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu tập đi khi đã tới độ tuổi.

Bé chậm nói

Ba mẹ cần lưu ý khi bé chậm nói

Ba mẹ cần lưu ý những biểu hiện của bé chậm nói

Bước vào giai đoạn 1 - 3 tuổi, nếu phát hiện bé có các dấu hiệu sau:

- Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.

- Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.

- Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

- Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim).

- Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này.

Ba mẹ cần lưu ý vì đây là biểu hiện của việc bé chậm nói. Nguyên nhân của việc bé chậm nói đến từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do thể chất của bé không đáp ứng đủ để não bộ phát triển ngôn ngữ, phản xạ. Ba mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bé đã phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé chưa, ngoài ra, ba mẹ cần trò chuyện với bé nhiều hơn để giúp bé hoàn thiện ngôn ngữ cũng như phản xạ.

sữa giúp bé tăng cân tốt

Ba mẹ phải biết nắm bắt “giai đoạn vàng” bằng cách bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé

Bé chậm tăng cân

Sự phát triển của bé trong “giai đoạn vàng” sẽ là nền tảng cho những bước đi sau này, ba mẹ cần theo dõi, chú ý đến bé về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có đầy đủ kiến thức để nuôi dạy bé một cách khoa học, vậy nên khi có bất cứ thắc mắc nào, ba mẹ đừng ngần ngại kết nối với GrowPLUS+ qua số 0838 255 777 để cùng chuyên gia dinh dưỡng NutiFood tư vấn chăm sóc bé yêu tốt nhất!

Chuyên gia dinh dưỡng - NutiFood

Các chủ đề khác:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.