Làm thế nào để bảo vệ bé trước suy dinh dưỡng, thấp còi
Tất cả trẻ em không kể gia đình giàu nghèo, điều kiện chăm sóc tốt xấu đều có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Và tình trạng này còn đang ở mức báo động khi cứ 3 trẻ em Việt Nam lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng). Vậy làm thế nào để bảo vệ bé trước nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi? Các mẹ hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau từ chuyên gia GrowPLUS+ của NutiFood nhé.
Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và biểu hiện sức khỏe của trẻ
Việc điều trị đúng nguyên nhân và tích cực ngay từ đầu sẽ giúp bé hồi phục nhanh, bắt kịp các bạn bè cùng trang lứa. Nên một điều hết sức quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng là các mẹ hãy thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng và biểu hiện sức khỏe của bé, không bỏ qua bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào ở trẻ.
Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.
Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi bất thường không.
Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi... có đúng với lứa tuổi).
Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.
Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.
Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng và biểu hiện sức khỏe của bé
Thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em theo khuyến cáo từ Viện dinh dưỡng quốc gia
Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.
Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng: Đảm bảo khẩu phần ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
Khẩu phần ăn đủ 4 món cân đối và 01 ly sữa GrowPLUS+ đảm bảo dinh dưỡng hiệu quả
Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ.
Có hiểu biết đầy đủ về suy dinh dưỡng thấp còi
Các chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của Nutifood đã gặp không ít trường hợp trẻ mắc suy dinh dưỡng do bố mẹ và gia đình chăm sóc trẻ chưa đúng cách. Đừng để con yêu bị “thấp bé nhẹ cân” từ suy dinh dưỡng chỉ vì sự thiếu thông tin và kiến thức trong việc chăm sóc trẻ.
Chính vì thế, các mẹ hãy trở thành những “nhà thông thái” bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và đầy đủ về suy dinh dưỡng thấp còi. Website Nutifood.com.vn là một nguồn tham khảo hữu ích khi cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích từ các chuyên gia của Grow PLUS+ của Nutifood về kiến thức chăm sóc bé và thông tin suy dinh dưỡng thấp còi.
Các chủ đề khác: