Cảnh báo nguy cơ suy dinh dưỡng từ môi trường sống của trẻ mà mẹ thường bỏ qua
Không ít mẹ đã chăm sóc con bằng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất nhưng trẻ vẫn ngày một gầy ốm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của NutiFood thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ, trong đó có nhiều trường hợp xuất phát từ chính môi trường sống mà gia đình đã vô tình bỏ qua. Các mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ nhé.
Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán..
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun sán từ nhiều nguồn khác nhau như môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, không sạch sẽ, phòng ngủ, nhà cửa, đồ dùng của bé không được giữ sạch; trẻ không được gia đình vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng như tắm rửa cơ thể, rửa tay trước khi ăn,…; giun sán còn có thể đến từ việc món ăn được chế biến không hợp vệ sinh, ăn các thực phẩm dễ nhiễm giun sán như thịt bò, thịt cua, thịt ếch,… chưa được nấu kỹ.
Ký sinh trùng sẽ hấp thụ hết dưỡng chất được nạp vào cơ thể, làm trẻ mặc dù ăn nhiều nhưng lại không được “kết nạp” bao nhiêu dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất gây ra gầy ốm suy dinh dưỡng; ngay cả trong quá trình điều trị bằng những kháng sinh vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.
Môi trường sống không sạch sẽ dễ làm trẻ bị nhiễm giun sán
Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa
Khi trẻ bị đau ốm triền miên thì thể trạng sẽ trở nên yếu ớt và ảnh hưởng từ thuốc điều trị mà làm trẻ trở nên chán ăn, ít vận động, hay quấy khóc, nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Trẻ hay ốm vặt do hệ miễn dịch yếu có thể do trẻ có thể trạng yếu cũng có thể bắt nguồn từ việc trẻ không được giữ vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ môi trường hay thay đổi, nóng lạnh đột ngột, trẻ không được giữ ấm đúng mức, hay thường xuyên chơi ở nơi bụi bẩn, nhiều khói bụi, chốn đông người,…
Trẻ bị ngộ độc chì
Chì là độc chất kim loại nặng có trong không khí, đất, nước bị ô nhiễm. Những trẻ ngộ độc chì mãn tính thường có nguy cơ suy dinh dưỡng, còi cọc do biếng ăn, xanh xao, đi cầu ra phân đen, sau đó là táo bón.
Trẻ em mẫn cảm với chì vì hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém vì vậy nguy cơ nhiễm độc chì của trẻ cao hơn rất nhiều lần so với người lớn. Nếu không để ý kỹ, trẻ rất dễ bị hấp thụ một lượng chì dẫn đến ngộ độc từ những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Chì có thể xuất hiện trong các thực phẩm đã bị nhiễm chì, vật dụng, bát đũa, bình đựng tráng men, in màu sặc sỡ không rõ nguồn gốc cũng rất dễ chứa hàm lượng chì vượt quá mức độ cho phép, nguy hại hơn là từ đồ chơi của bé, ngay cả mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc,… của mẹ có hàm lượng chì cao cũng dễ gây hại tới trẻ,…
Trẻ rất dễ bị nhiễm độc từ đồ chơi có hàm lượng chì cao
Trẻ tiếp xúc đồ công nghệ quá sớm
Hiện nay, không ít gia đình coi smartphone, tablet là trợ thủ đắc lực để “dụ dỗ” trẻ ăn hay để giữ trẻ chịu ngồi yên một chỗ mà chơi. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo, việc cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ quá sớm và quá lâu dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới quá trình phát triển cả về trí lực lẫn thể chất của trẻ, trong đó có cả nguy cơ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Khi trẻ ăn uống không tập trung sẽ không cảm nhận được hương vị và niềm vui thích từ việc ăn uống, hơn thế nữa là trẻ sẽ kém hấp thụ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Ðối với trẻ em suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy các mẹ hết sức lưu ý và nên có kiến thức nhất định trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhé.
GrowPLUS+ của NutiFood cùng mẹ nuôi con thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi!
Xem thêm các chủ đề: