Tại sao bé thừa cân nhưng vẫn suy dinh dưỡng?
Nhiều trẻ nhìn bề ngoài thì rất bụ bẩm nhưng mà lại suy dinh dưỡng. Tại sao lại như vậy? Điều này rất vô lí nhưng mà nó lại có cơ sở khoa học trẻ thừa cân béo phì bởi trong cơ thể hấp thụ nhiều chất béo, đường nhưng lại thiếu vi chất đặc biệt là canxi, vitamin D, sắt, thiếu máu,... Khi trẻ thừa cân béo phì sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho trẻ như trẻ dễ bị cao huyết áp, suy tim khi trưởng thành, thiếu canxi dẫn tới loãng xương, dư thừa chất béo dẫn tới tiểu đường.
Tại sao trẻ thừa cân những vẫn suy dinh dưỡng?
- Lý do trẻ thừa cân những vẫn suy dinh dưỡng
Nguyên do trẻ thừa cân béo phì nhưng suy dinh dưỡng chủ yếu là do cha mẹ không cân đối khẩu phần ăn của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường như: Cho trẻ ăn quá nhiều cơm, bánh mì, bánh kẹo và nước ngọt. Nhưng lại không bổ sung các vi chất đặc biệt là vitamin D và Canxi. Trẻ em thiếu các vi chất này dẫn tới cơ xương khớp yếu, khả năng vận động giảm và có nguy cơ bị còi xương.Ngoài ra cha mẹ còn không cho trẻ vận động thường xuyên dẫn tới trẻ thừa cân nhưng lại thiếu một số dưỡng chất giúp hệ xương phát triển. Bởi do trẻ bụ bẩm nên các bậc phụ huynh thường lơ là dinh dưỡng cho bé. Lời khuyên là cần phải cân đối lại dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện và tránh các hệ lụy do thừa cân, béo phì gây ra.
- Làm thể nào để con phát triển cân đối
Muốn trẻ phát triển cân đối cha mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng cho trẻ lành mạnh. Trong khẩu phần ăn của trẻ phải cân đối theo tỉ lệ chuẩn. Cần phải giảm bớt các thực phẩm giàu chất béo, đường, ăn nhiều rau củ quả bởi trong rau củ quả chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và nước giúp cân đối thành phần dinh dưỡng phong phú của trẻ và cho trẻ uống sữa giúp bé tăng cân tốt bởi sữa là nguồn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như canxi, khoáng chất đặc biệt là Vitamin D. Chứ không phải là tình trạng thừa cân do cho trẻ ăn quá nhiều chất bột đường, chất béo . Bởi vậy các bậc phụ huynh cần chú ý lựa chọn cho trẻ sử dụng các loại sữa nào giúp bé tăng cân trong đó có các thành phần giàu canxi, vitamin D, khoáng chất. Ngoài ra cần phải chú trọng cho trẻ tắm nắng và hoạt động sinh hoạt thể dục thể thao để trẻ thêm năng động tự tin và phát triển toàn diện.
Cho trẻ uống sữa giúp bé tăng cân tốt hạn chế ăn các chất béo, chất bột đường
- Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ khỏe mạnh
Các bậc phụ huynh có trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng cần phải áp dụng các nguyên tắc sau đây để cho trẻ có vóc dáng cân đối và tăng chiều cao tốt.
Trẻ cần phải được ăn đúng giờ và đủ bữa đặc biệt không được bỏ bữa
- Nguyên tắc 1: Thực đơn của trẻ phải cân bằng, đầy đủ giữa 5 nhóm dinh dưỡng: Cá thịt, trứng; bánh mỳ,gạo, ngũ cốc; rau củ quả; bánh kẹo, đường; sữa, pho mát.
- Nguyên tắc 2: Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đủ bữa. Cân đối khẩu phần ăn giữa các bữa ăn, thuông thường các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn khoảng 5 bữa ăn mỗi ngày bao gồm cả bữa chính và bữa phụ. Cần tập cho trẻ thói quen tự giác, tự cầm muỗng ăn và ăn chậm, nhai kỹ.
- Nguyên tắc 3: Chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bữa sáng phải đầy đủ và cân đối. Ăn bữa sáng đầy đủ và không bỏ bữa sẽ giúp trẻ thoát khỏi nguy cơ béo phì và có đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, giải phóng calo.
Phụ huynh cần lựa chọn sữa phù hợp cho bé để bổ sung đủ dưỡng chất, vitamin, canxi
Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cần phải lựa chọn sữa phù hợp để bổ sung thêm các dưỡng chất, vitamin D và can xi cho trẻ. Nên cho trẻ ăn và uống sữa đầy đủ vào các bữa ăn đặc biệt là bữa sáng. Bởi sữa là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu cho mọi hoạt động của trẻ. Trẻ thừa cân do các bậc phụ huynh lơ là cho trẻ ăn nhiều chất béo, chất bột đường đây không phải là cách tăng cân tốt và gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần cân đối lại dinh dưỡng của trẻ, cho trẻ uống các loại sữa giúp tăng cân tốt và cho trẻ thường xuyên tắm nắng và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để trẻ tăng cân khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Xem thêm các chủ đề:
- Bé chậm tăng cân phải làm sao
- Cách làm bé tăng cân hiệu quả không cần ép ăn
- Bé chậm tăng cân nên uống sữa gì và lời khuyên từ chuyên gia