Các khái niệm về trẻ bị suy dinh dưỡng
Khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân, hoặc trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy… đi kèm theo da xanh xao, quấy khóc, kém linh hoạt... mẹ nên dẫn trẻ đi khám bác sĩ vì rất có thể đó là biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Trẻ bị suy dinh dưỡng chậm tăng cân và hay quấy khóc
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng:
Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi (https://www.nutifood.com.vn/nhat-ky-suc-khoe/bieu-do-cho-tre-em.html). Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường – 2SD trên biểu đồ.
Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện, các mẹ nên quan tâm đến 3 chỉ số quan trọng ở trẻ:
- Cân nặng theo tuổi.
- Chiều cao theo tuổi.
- Cân nặng theo chiều cao.
Từng giai đoạn cụ thể biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng
- Giai đoạn sớm
Thường trẻ chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay sụt cân.
- Giai đoàn toàn phát
Bước vào giai đoạn này, trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, hay quấy khóc, trẻ biếng ăn, dễ bị mắc bệnh lặt vặt, chậm biết bò trườn, đi đứng và chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.
- Thể phù (Kwashiokor)
Khi trẻ mắc suy dinh dưỡng thể phù thì các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là: phù trắng, rối loạn sắc tố da hoặc mềm toàn thân do giảm đạm máu. Đi kèm đó, trẻ bị thiếu máu: toàn thân da xanh xao, niêm nhạt, suy thoái ở da, long, tóc, móng…trường hợp trẻ bị nặng có thể còi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết hoặc thiếu vitamin A: còi cọc, khô giác mạc, quáng gà…
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù
Nguyên nhân chính của thể này là do trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng khác cũng như các vi chất dinh dưỡng.
- Thể teo đét (Maramus)
Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.
- Thể hỗn hợp: thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.
Bệnh suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao và thể chất của trẻ sau này, đặc biệt giảm trí thông minh của trẻ. Vì vậy, ngay khi bé còn nhỏ các mẹ hãy cố gắng chữa bệnh cho trẻ, có chế độ chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng hợp lý, mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán trẻ mắc bệnh đến giai đoạn nào rồi để kịp thời chữa trị.
Trong quá trình chữa trị cho trẻ, ngoài dùng thuốc và vitamin theo đơn của bác sĩ thì mẹ đặc biệt chú trọng vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, thực đơn ấy bao gồm cung cấp chất dinh dưỡng hằng ngày qua khẩu phần ăn và tăng cường bổ sung lượng sữa cần thiết cho bé phát triển.
Chuyên Gia Dinh Dưỡng - NutiFood
Xem thêm các chủ đề: