ĂN UỐNG LÀNH MẠNH CỦA TRẺ - CHO CON ĂN ĐÚNG CÁCH

Là cha mẹ, một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm là giúp con học những thói quen ăn uống lành mạnh. Bé cần một chế độ ăn uống cân bằng với thức ăn từ cả bốn nhóm thực phẩm-rau và trái cây, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm thay thế, và thịt và các sản phẩm thay thế.

Cung cấp đủ bốn nhóm thực phẩm cho trẻ

Trẻ cần có chế độ ăn cân bằng từ cả bốn nhóm thực phẩm

Bé cần ăn 3 bữa một ngày và 1-3 bữa ăn nhẹ (buổi sáng, buổi chiều và có thể trước khi đi ngủ). Đồ ăn nhẹ lành mạnh cũng quan trọng như các món ăn bạn phục vụ trong các bữa ăn chính.

Các loại thực phẩm tốt nhất là tươi nguyên và chưa qua chế biến – trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm làm từ sữa và thịt; và các bữa ăn nấu ở nhà.

Hướng Dẫn Thực Phẩm khuyến cáo:

Rau và trái cây

  • Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ
  • Ít nhất hãy chọn một loại rau hoặc trái cây có màu xanh đậm hoặc màu cam mỗi ngày.

Sản phẩm ngũ cốc

  • Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng carbohydrates quan trọng.
  • Ít nhất hãy làm một nửa các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

Sữa và các sản phẩm thay thế

  • Sữa là nguồn dưỡng chất giàu calo, cũng như canxi và vitamin D, cho sự phát triển của trẻ. Một số sản phẩm thay thế sữa (ví dụ: sữa đậu nành) bổ sung vitamin D. Kiểm tra hàm lượng canxi và vitamin D trên nhãn mác.
  • Sau khi bé bước sang 2 tuổi,  bạn có thể cung cấp sữa phù hợp thể trạng, bé bình thường có thể sử dụng sữa tươi, sữa có hàm lượng chất béo thấp (1% hoặc 2%) hoặc các lựa chọn thay thế sữa. Hoặc chọn sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì…nếu bé suy dinh dưỡng, béo phì…  

Thịt và các sản phẩm thay thế

  • Thịt và các sản phẩm thay thế là nguồn cung cấp sắt và protein quan trọng.
  • Chọn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, cá rút xương, trứng, đậu hũ, đậu khô, đậu và đậu lăng. Hướng dẫn khuyến cáo bạn nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.

Con bạn có thể sẽ không ăn cùng một lượng thức ăn như trong các nhóm thực phẩm trên mỗi ngày. Nhưng nếu bạn cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng, bé có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình 1 hoặc 2 tuần.

Đường và các chất tạo ngọt

• Cung cấp những thực phẩm không bổ sung đường hoặc các chất tạo ngọt. Hạn chế các loại đường tinh luyện (Sucrôzơ, glucôzơ-fructôzơ, đường trắng) mật ong, mật đường, xi-rô, và đường nâu. Tất cả chúng đều có cùng lượng calo và gây sâu răng.

• Chất tạo ngọt như aspartame và sucralose được sử dụng trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn. Trong khi chúng không gây sâu răng cho bé sớm, nhưng chúng cũng không có giá trị dinh dưỡng gì, vậy nên hãy hạn chế chúng trong chế độ ăn uống của bé. Chất tạo ngọt so với đường thì ngọt hơn nhiều và có thể dẫn đến thói quen chỉ thích ăn ngọt. Điều này có thể gây khó khăn cho con bạn trong việc thích ứng với các loại trái cây và rau quả.

Nước ép trái cây và nước

  • Phục vụ trái cây thay vì nước ép trái cây, vì chúng bổ sung chất xơ vào chế độ ăn lành mạnh của bé.
  • Phục vụ các loại rau và trái cây thường xuyên hơn so với nước ép trái cây. Cung cấp nước khi bé đang khát, đặc biệt là giữa các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Đôi khi bé uống quá nhiều trong bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn, làm cho bé cảm thấy no.

Chất béo

Chất béo lành mạnh có chứa các axit béo thiết yếu như omega-3 và omega-6 không thể sản sinh từ trong cơ thể mà chỉ đến từ chế độ ăn uống. Hãy nấu ăn với dầu thực vật như dầu canola, dầu ô liu hoặc dầu đậu nành. Chất béo lành mạnh cũng được tìm thấy trong hầu hết các loại dầu thực vật, dầu trộn salad, bơ thực vật không hydro hóa, bơ từ các loại hạt (ví dụ như bơ đậu phộng) và mayonnaise.

Nhiều chất béo rắn ở nhiệt độ phòng chứa nhiều acid béo chuyển hóa và bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế bơ, bơ thực vật, mỡ lợn và shortening. Đọc nhãn mác và tránh các acid béo chuyển hóa hoặc bão hòa được tìm thấy trong một số sản phẩm mua ở cửa hàng, chẳng hạn như bánh quy, bánh donut…

Hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn, như xúc xích và thịt nguội vì chúng chứa nhiều chất béo, muối natri, và nitrat.

Nếu bé biếng ăn

Đừng lo lắng quá nhiều nếu con bạn dường như không ăn uống đầy đủ. Nếu cân nặng và chiều cao của bé vẫn trong tầm kiểm soát, có lẽ bé vẫn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của bé tại các buổi kiểm tra định kỳ và sẽ cho bạn biết nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Khẩu vị của bé thay đổi từng ngày, hoặc thậm chí là từng bữa. Bởi vì bé có dạ dày nhỏ, nên bé cần phải ăn một lượng nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày. Bé biết chúng cần bao nhiêu thức ăn và ăn những gì cơ thể cần.

Là một phụ huynh, việc của bạn là:

  • Thiết lập bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ thường xuyên cho cả nhà. Cùng ăn với bé trong các bữa ăn.

Cùng ăn với bé trong bữa ăn gia đình

Cùng ăn với bé trong các bữa ăn gia đình

  • Cung cấp các loại thức ăn cân bằng và đa dạng từ cả bốn nhóm thực phẩm trong bữa ăn chính. Và ít nhất hai trong bốn nhóm thực phẩm cho mỗi bữa ăn nhẹ.
  • Cung cấp thức ăn theo cách mà bé có thể ăn dễ dàng. Ví dụ cắt thành miếng, hoặc nghiền thức ăn để tránh cho bé bị nghẹn.
  • Giúp con bạn học cách sử dụng thìa hoặc cốc để bé có thể tự ăn.
  • Khi bé ở độ tuổi thích hợp, hãy cho bé chuẩn bị thức ăn và dọn bàn ăn.
    Tránh dùng các món tráng miệng để hối lộ bé. Phục vụ các món tráng miệng lành mạnh, chẳng hạn như một cốc trái cây hoặc sữa chua.
  • Cho bé thấy cách bạn đọc nhãn mác để lựa chọn các loại thực phẩm khi mua sắm.
  • Tránh đi đến các nhà hàng thức ăn nhanh, cho trẻ thấy tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, trong khi ăn những bữa ăn lành mạnh nấu ở nhà.

Còn việc của bé là:

  • Chọn những món bé ăn từ những món ăn bạn cung cấp trong bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ (và đôi khi có thể là không ăn gì cả).
  • Ăn nhiều hay ít tùy vào bé muốn.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.