Trẻ biếng ăn chậm tăng cân khiến không ít các mẹ phải đau đầu tìm phương pháp cải thiện thật nhanh chóng. Tuy nhiên, các mẹ có thể không biết rằng, để giải quyết triệt để tình trạng con tăng cân chậm, việc đầu tiên cần làm chính là phải tìm ra nguyên nhân chính xác, vì đối với mỗi bé, nguyên nhân gây chậm tăng cân lại có thể khác nhau.
Trẻ tăng cân như thế nào là hợp lý?
Trong quá trình chăm sóc con, bố mẹ cần theo dõi cân nặng của con theo tuần, theo tháng và ghi chép cụ thể. Từ kết quả có được, bố mẹ có so sánh với biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để đánh giá tốc độ tăng trưởng của trẻ có phù hợp hay không. Trường hợp trẻ biếng ăn chậm tăng cân quá mức, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để được tư vấn phương pháp cải thiện.
Với trẻ sơ sinh, trong 3 tháng đầu, trẻ có thể tăng từ 1 - 1,2kg/tháng. Từ 4 - 6 tháng, cân nặng trẻ có thể tăng từ 500 - 600g/tháng. Những tháng sau đó, cân nặng của trẻ tăng từ 300 - 400g/tháng. Trường hợp những trẻ lớn hơn, cân nặng tăng theo độ tuổi, chiều cao, thể trạng của trẻ.
Bố mẹ cần theo dõi cân nặng của bé thường xuyên
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Có rất nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, điều này sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất và chậm tăng cân. Bố mẹ hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ biếng ăn:
-
Uống sữa không phù hợp, trẻ từ 0 - 2 tuổi nên ưu tiên bú sữa mẹ.
-
Cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển khiến cân nặng bị chững lại, thậm chí là sụt cân.
-
Trẻ bị thiếu hụt một số vi chất cần thiết làm giảm quá trình tiết men tiêu hóa thức ăn, làm cho bé tăng cân chậm.
-
Khả năng hấp thu của cơ thể trẻ kém, không chuyển hóa hết dưỡng chất, khiến bé chậm tăng cân.
-
Thói quen ăn vặt trước bữa ăn khiến trẻ luôn trong trạng thái no, không có cảm giác thèm ăn, gây biếng ăn.
-
Thói quen ép ăn từ bố mẹ tạo áp lực lên tâm lý trẻ, khiến con sợ hãi, chống đối với bữa ăn.
>> Xem thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?
Cách nhận biết trẻ bị chậm tăng cân do biếng ăn
Chúng ta sẽ bắt đầu với biểu đồ tăng trưởng của WHO. Trẻ dưới 24 tháng tuổi nên được cân và đo chiều cao mỗi tháng một lần. Sau 2 tuổi thì có thể 2 - 3 tháng một lần. Các mẹ nên chấm vào Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sau mỗi lần cân đo để so sánh và theo dõi. Nếu thấy cân nặng của trẻ không có sự thay đổi hoặc tăng rất ít so với chuẩn tăng trưởng thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Nếu cân nặng không thay đổi nhiều trong thời gian dài, các mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp.
Ngoài ra, các mẹ có thể dựa vào những biểu hiện của trẻ để nhận biết tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, cụ thể:
-
Trẻ ăn rất ít và có xu hướng bỏ bữa liên tục.
-
Trẻ không đói, không đòi ăn và tỏ ra không hứng thú khi đến bữa ăn.
-
Cơ thể trẻ gầy gò, xanh xao.
-
Trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, không muốn vận động.
-
Trẻ thường xuyên ốm vặt.
-
Trẻ phát triển chậm các kỹ năng vận động như lẫy, trườn, bò, đứng, đi,...
>> Xem thêm: Bé biếng ăn suy dinh dưỡng mẹ nên làm gì?
Hậu quả khi trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Trẻ biếng ăn là vấn đề phổ biến nhưng bố mẹ không nên chủ quan khi nhận thấy trẻ biếng ăn kéo dài và tăng cân chậm. Nếu không can thiệp xử lý, vấn đề này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho đến khi trẻ trưởng thành. Dưới đây là một số hậu quả khi trẻ biếng ăn chậm tăng cân có thể mẹ chưa biết:
-
Chậm phát triển thể chất: Biếng ăn khiến trẻ chậm tăng cân, thậm chí trở nên còi cọc, thấp bé, nhẹ cân khó phục hồi.
-
Suy giảm sức đề kháng: Trẻ biếng ăn trong thời gian dài khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất dẫn đến sức đề kháng suy giảm. Điều này khiến cơ thể trẻ không sản xuất đủ kháng thể để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh và trẻ rất dễ mắc bệnh, thời gian phục hồi cũng lâu hơn.
-
Chậm phát triển trí não: Trẻ biếng ăn, thiếu hụt dưỡng chất khiến não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển. Bởi vậy, trẻ biếng ăn chậm tăng cân thường có biểu hiện lờ đờ, mất tập trung, thiếu linh hoạt, khả năng ghi nhớ kém.
Giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nên bố mẹ không được chủ quan. Sau đây là một giải pháp giúp cải thiện tình trạng này ở trẻ một cách hiệu quả:
Tẩy giun định kỳ cho trẻ
Giun, sán là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ. Giun, sán hấp thụ hết dưỡng chất khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến tình trạng tăng cân chậm, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và rất nhiều vấn đề khác. Do đó, các mẹ nên tuân thủ quy định tẩy giun 6 tháng một lần cho trẻ từ 2 tuổi.
Tẩy giun định kỳ để ngăn ngừa biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, các mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Đa dạng món ăn đầy đủ dưỡng chất để bé hứng thú hơn với ăn uống, kích thích cảm giác ăn ngon miệng. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo các nhóm dưỡng chất bao gồm: chất bột đường, chất béo, chất đạm, chất xơ và vitamin, khoáng chất. Tỷ lệ các nhóm chất trong khẩu phần ăn cần phù hợp với độ tuổi cũng như nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Bên cạnh việc bổ sung sinh dưỡng từ thực phẩm, các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm sữa hỗ trợ tăng cân. Bố mẹ đang lo lắng về tình trạng trẻ biếng ăn, tăng cân chậm, hãy thử ngay giải pháp đến từ Nutifood. Nutifood GrowPLUS+ Biếng Ăn là dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ biếng ăn, hỗ trợ tăng cân khỏe mạnh. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thuỵ Điển - NNRIS.
Sữa Nutifood GrowPLUS+ Biếng Ăn giúp trẻ ăn ngon, tăng cân khỏe mạnh
-
Kích thích ngon miệng: Thành phần Lysine, Vitamin nhóm B, Sắt và Kẽm kích thích trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn.
-
Hỗ trợ tăng cân: Lysine kết hợp Sắt, Kẽm giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng do biếng ăn ở trẻ, tăng cân hiệu quả.
-
Tăng cường sức đề kháng: Hệ Prebiotic kép 2’-FL HMO(2) và FOS/ Inulin kết hợp Selen và một số Vitamin A, E, C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh.
-
Tiêu hóa tốt: Chất xơ hòa tan FOS, Inulin cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
-
Tăng chiều cao tối ưu: Vitamin D3, Calci và Kẽm giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao.
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao để khắc phục?
Tạo không khí ăn uống vui vẻ, đừng ép con ăn
Đa phần khi thấy trẻ biếng ăn, các mẹ thường cố gắng ép cho con ăn bằng được. Điều này vô tình đã tạo áp lực tâm lý cho trẻ khi nhắc đến bữa ăn. Một số trẻ còn có cảm giác sợ ăn, đến giờ ăn là giả vờ đau bụng, khó chịu. Chính vì vậy mẹ hãy tạo nên một không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái nhất để trẻ tự ăn một cách chủ động.
Không khí bữa ăn vui vẻ sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Bữa ăn của gia đình tràn đầy tiếng cười với những món ăn ngon đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cân tốt hơn, nhờ vậy mẹ sẽ không còn băn khoăn làm sao để bé tăng cân nữa.
Đừng cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo trước bữa ăn
Nhiều cha mẹ cứ thấy con đòi ăn món gì là cho con ăn món đó, uống sữa bao nhiêu tùy thích mà không kiểm soát con. Chính điều ấy khiến trẻ không bao giờ cảm thấy đói. Trẻ biết nếu nhịn ăn bữa chính vẫn có những món ăn vặt thú vị hơn nhiều. Vì thế cha mẹ không nên để con ăn vặt nhiều lần hoặc nếu có, chỉ nên cho con ăn sau bữa ăn chính.
Tập cho trẻ có thói quen vận động
Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn tăng cân chậm, bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Có thể đưa con ra ngoài chơi, cho trẻ vui đùa, tập đi xe, đi bơi với các bạn nhỏ hàng xóm. Tạo ra những không gian vừa chơi vừa học cho trẻ tại công viên, sân nhà. Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhanh chóng, khiến cho trẻ linh hoạt, năng động hơn. Từ đó giúp trẻ mau đói, kích thích ăn ngon và nhiều hơn.
Vận động vui khoẻ giúp trẻ ăn ngon
Cuối cùng “hãy luôn nghĩ mình là người đầu bếp và con là thực khách VIP” để mang đến cho con những bữa ăn chất lượng, vui vẻ, hiệu quả. Khiến cho cả con, cả mẹ, cả nhà mình đều hạnh phúc. Khi trẻ vui chơi, ăn ngon, ngủ khỏe sẽ tăng cân và phát triển khỏe mạnh ngay thôi.
Bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Hiểu rõ bản chất vấn đề chắc chắn bố mẹ sẽ tìm được giải pháp phù hợp nhất để giúp con cải thiện tình trạng này. Chúc bố mẹ thành công hơn trong hành trình chăm sóc con yêu nhé.
Bài viết liên quan: