Biếng ăn tâm lý thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi 2 - 4. Biếng ăn tâm lý không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu không khắc phục kịp thời có thể gây những tác động không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần chủ động phòng ngừa biếng ăn tâm lý để đảm bảo con được chăm sóc và phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về biếng ăn tâm lý ở trẻ và cách phòng ngừa qua bài viết sau.
Biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn ở trẻ được phân thành 3 dạng chính: biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý.
Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở những bé dưới 1 tuổi, các mẹ nếu để ý kỹ sẽ thấy bé đang ăn uống bình thường bỗng biếng ăn và quấy khóc để trốn tránh bữa ăn của mình. Bạn đừng lo, đó là vì những lúc ấy bé đang tập trung để khám phá thế giới xung quanh như tập lật, tập bò, cầm nắm, hóng chuyện và cười đùa với những gì bé thấy thích thú. Việc này chỉ diễn ra trong vòng khoảng 1-2 tuần nên bạn cứ yên tâm rằng sau đó bé sẽ trở lại bình thường.
Biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý thường xảy ra ở những trẻ từ 2 – 5 tuổi, là loại biếng ăn do biếng ăn sinh lý cộng với sự tác động của môi trường xung quanh như bé ham vận động, khám phá thế giới, chơi đùa không tập trung vào các bữa ăn hay là do việc bạn trừng mắt, quát nạt, bắt ép bé ăn hay do bữa ăn của bạn làm không hợp khẩu vị, làm bé nhàm chán, không khí ăn quá căng thẳng cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Biếng ăn tâm lý ở trẻ thường kéo dài và khó chữa trị hơn biếng ăn sinh lý.
Biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn bệnh lý là loại biếng ăn do các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đường ruột gây ra. Lúc này bé sẽ bị chán ăn và không muốn ăn dù bạn có thay đổi cách chế biến, thay đổi món ăn. Bạn hãy đưa bé đến trung tâm y tế và khắc phục tình trạng bệnh thì bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.
Biếng ăn ở trẻ có nhiều loại khác nhau
Nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em thường được khởi phát từ những nguyên nhân sau:
-
Thay đổi môi trường sống, lối sinh hoạt một cách đột ngột khiến trẻ chưa kịp thích nghi như: trẻ mới đi mẫu giáo, chuyển trường, chuyển nhà,...
-
Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hoặc mới ốm dậy.
-
Trẻ bị bố mẹ ép ăn, dọa nạt, quát mắng.
-
Bữa ăn của trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng khiến trẻ chán ghét ăn uống.
-
Bé không tập trung khi ăn, không cảm nhận được cảm giác ngon miệng.
>> Xem thêm: Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ?
Các dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ
Để nhận biết trẻ có phải đang trong tình trạng biếng ăn tâm lý hay không, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
-
Trẻ ăn ít hơn bình thường.
-
Khi thấy đồ ăn, trẻ thường có phản ứng quay mặt đi, bịt miệng, ngậm miệng không chịu ăn.
-
Trẻ khó chịu, lo lắng, sợ hãi mỗi khi ăn.
-
Trẻ ngậm thức ăn, không chịu nhai và nuốt.
-
Buồn nôn hoặc nôn khi ăn.
-
Bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
-
Trẻ ít khi đòi ăn, không muốn ăn thức ăn hay rau xanh, chỉ ăn cơm chan nước canh.
Biếng ăn sinh lý với biểu hiện trẻ ăn ít, không muốn ăn
Những trẻ có nguy cơ mắc chứng biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phổ biến nhất là trong giai đoạn từ 2 - 4 tuổi. Ở độ tuổi này, con đã có thể chủ động từ chối ăn uống nên bố mẹ dễ nhận biết. Với trẻ sơ sinh, biếng ăn tâm lý cũng có thể xảy ra và được biểu hiện thông qua việc trẻ bú ít, không đòi bú, hay ngậm khi bú.
Hậu quả của chứng biếng ăn tâm lý kéo dài ở trẻ
Biếng ăn tâm lý khiến cơ thể trẻ không được nạp đủ dưỡng chất cần thiết. Vì thế, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Trẻ biếng ăn nếu không được khắc phục sẽ tạo thành thói quen ăn uống ít, không đủ chất. Điều này sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, dễ mắc bệnh, chậm hồi phục sức khỏe, thậm chí còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.
Ngoài ra, trẻ biếng ăn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Bố mẹ thường xuyên ép ăn, dọa nạt, quát mắng khiến trẻ khó chịu, căng thẳng, không muốn tiếp xúc với người thân, ngại chia sẻ.
Cần sớm khắc phục chứng biếng ăn sinh lý để trẻ phát triển tốt nhất
Xem thêm:
Cách khắc phục tâm lý biếng ăn ở trẻ
Phong phú thực đơn cho bé
Các bạn đừng mãi loay hoay với cà rốt, rau dền, nước hầm xương, thịt xay nhuyễn mà hãy một lần bước ra khỏi vòng an toàn thử vài thực phẩm mới lạ để bé được thay đổi khẩu vị, từ đó sẽ kéo bé lại gần hơn với các bữa ăn do bạn nấu.
Bạn cũng có thể chia nhỏ bữa ăn của bé để bé làm quen với những món ăn, sau đó hướng bé đến 3 bữa chính đúng giờ hơn. Nếu các mẹ sợ bé ăn những bữa nhỏ không đủ chất dinh dưỡng thì có thể tìm những loại sữa nào cho bé tăng cân để bổ sung vào các bữa phụ. Hãy thay đổi bé từ từ để bé tập quen các mẹ nhé.
Để phòng ngừa biếng ăn tâm lý ở trẻ, Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thuỵ Điển - NNRIS đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm Nutifood GrowPLUS+ Biếng Ăn. Với nhiều thành phẩm ưu việt, sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục chứng biếng ăn, giúp bé tăng cân.
Sữa Nutifood GrowPLUS+ Biếng Ăn cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ
-
Kích thích ngon miệng: Thành phần Lysine, Vitamin nhóm B, Sắt và Kẽm kích thích trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn.
-
Hỗ trợ tăng cân: Lysine kết hợp Sắt, Kẽm giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng do biếng ăn ở trẻ, tăng cân hiệu quả.
-
Tăng cường sức đề kháng: Hệ Prebiotic kép 2’-FL HMO(2) và FOS/ Inulin kết hợp Selen và một số Vitamin A, E, C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh.
-
Tiêu hóa tốt: Chất xơ hòa tan FOS, Inulin cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
-
Tăng chiều cao tối ưu: Vitamin D3, Calci và Kẽm giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao.
Thay đổi không gian ăn uống cho bé
Các mẹ hãy kể cho bé nghe những câu chuyện về thức ăn, về con vật mà bé thích hoặc những câu chuyện vui làm bé không còn cảm giác sợ ăn nữa. Bạn cũng có thể cho bé ngồi ăn ở nơi bé thích chứ không nhất thiết ép bé ngồi vào chiếc ghế ăn hay bàn ăn quá cứng nhắc.
Hãy cho bé thấy bữa ăn cũng thú vị với rất nhiều điều cần khám phá như một trò chơi chứ không hề gánh nặng như lâu nay bé lầm tưởng. Nếu được hãy cho bé ngồi ăn chung với gia đình để bé được tham gia vào những câu chuyện thú vị của mọi thành viên và cũng giúp bé học hỏi nề nếp ăn uống từ mọi người.
Chiều theo sở thích ăn uống của con
Nếu bỗng nhiên bé thích ăn cà rốt, ăn chuối, hay là uống sữa và luôn đòi ăn uống những món đó hoài thì bạn cũng đừng ngăn cấm, để bé tự do với sở thích của mình vì nó sẽ không kéo dài được lâu đâu. Bạn có thể cho bé uống những loại sữa cho bé tăng cân tốt để bé dù uống sữa vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng hay là nấu cà rốt thành nhiều món khác nhau, kết hợp với một ít thực phẩm khác. Vậy là bé vẫn ăn được các món bé thích mà bạn vẫn yên tâm rằng bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Không cho bé ăn vặt
Để khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ, bạn không nên cho bé ăn vặt trước những bữa ăn chính vì như vậy sẽ làm bé không thể hấp thụ bữa ăn chính. Điều đó không có nghĩa bạn hoàn toàn cắt đứt khẩu phần ăn vặt của bé, hãy cho bé ăn trước bữa ăn chính 2 giờ để bé kịp tiêu hóa cho đến khi bữa ăn chính bắt đầu.
Bé ăn uống ngon miệng sẽ khắc phục tình trạng chậm tăng cân
Các mẹ hãy thôi gò ép bé và bắt bé phải tham gia vào các “cuộc chiến ăn uống” do bạn tạo ra. Điều này vô tình sẽ gây biếng ăn tâm lý ở trẻ. Thay vào đó, bạn hãy để con có được bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn. Nhờ vậy, bé sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng và việc tăng cân cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: