18/03/2025

Nhu cầu dinh dưỡng của thực đơn cho trẻ cần đảm bảo yếu tố gì?

"Nhu cầu dinh dưỡng của thực đơn cho trẻ cần đảm bảo yếu tố gì?" có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Từ giai đoạn sơ sinh cho đến tuổi dậy thì, nhu cầu dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển trí não và khả năng học hỏi của trẻ. Nhận biết được tầm quan trọng đó, bài viết này sẽ phác thảo rõ những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và an toàn trong thực đơn cho trẻ mỗi ngày.

Khẩu phần ăn của bé cần có gì?

Để xây dựng khẩu phần ăn cho bé theo từng giai đoạn, mẹ có thể dựa vào các nguyên tắc sau đây: bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, bột, rau), đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo từng giai đoạn, đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng, đa dạng hóa thực đơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

>> Xem thêm: Cách cho bé ăn dặm ở nhà trẻ giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh

Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản trong thực đơn cho trẻ 

Dựa theo khẩu phần ăn nhỏ của bé, các bé cần được đảm bảo đáp ứng những khẩu phần ăn dưới đây mỗi ngày để đáp ứng đủ dinh dưỡng:

  • Bố mẹ nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 6 tháng tuổi).

  • Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.

  • Khi bé đến tuổi ăn dặm, mẹ nên tập cho bé ăn tăng dần từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, trẻ từ 8 tháng trở đi phải cho ăn bột, cháo đặc.

  • Khi bé lớn hơn, khẩu phần của bé hàng ngày như sau: Cơm nấu thật mềm (2,5 - 3 chén/ngày, có thể thay bằng cháo, bún, mì...), thịt, cá, trứng...(150g/ngày), dầu mỡ (30 - 40g/ngày), rau, trái cây...(150 - 200g/ngày), sữa, sữa chua (>500ml/ngày), nên cho bé ăn càng nhiều loại thực phẩm càng tốt.

Một khẩu phần ăn của bé nên đủ 4 nhóm thực phẩm

Một khẩu phần ăn của bé nên đủ 4 nhóm thực phẩm

>> Xem thêm: Cách cho trẻ ăn bổ sung đúng đắn và hợp lý mẹ nên “nằm lòng”

Hàm lượng 5 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ?

Sắt

Sắt cần thiết cho trẻ để tạo hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể.

Để tăng cường lượng sắt cho bé, mẹ nên :

  • Cung cấp các món ăn giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, đậu xanh và các hạt giàu dinh dưỡng.

  • Kết hợp các đồ ăn giàu chất sắt với các đồ ăn giàu Vitamin C, vì Vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu của chất sắt.

  • Tiếp tục cung cấp ngũ cốc giàu chất sắt cho tới khi bé 2 tuổi.

Nếu bạn lo lắng về hàm lượng chất sắt của bé, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Không nên tìm mua thực phẩm bổ sung chất sắt mà không hỏi ý kiến bác sỹ trước.

>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ ăn uống lành mạnh, đúng cách và phù hợp

Canxi 

Nhu cầu canxi khuyến nghị

Nhóm Tuổi

Canxi (Mg/ Ngày)

Trẻ Em

< 6 tháng

300

6 – 11 tháng

400

Trẻ Nhỏ (Tuổi)

1 - 3

500

4 – 6

600

7 – 9

700

Lứa Tuổi Dậy Thì (Tuổi)

10 - 18

1000

>> Xem thêm: Gợi ý 10 món ngon cho trẻ giàu dinh dưỡng để bé ăn ngon, tăng cân

Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm như: các món hải sản gồm tôm, cua, sò, cá... các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… giúp tăng cường sức khỏe xương. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin giúp tích tụ canxi vào xương. Tuy nhiên, khó có thể cân đong đo đếm chính xác hàm lượng canxi nạp vào từ những bữa ăn của bé cũng như phải cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần.

Thông thường, bé chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, các chế phẩm của sữa là những sản phẩm giàu canxi và có tỷ lệ hấp thu cao hơn để giúp bé phát triển chiều cao.

Bổ sung canxi cho bé 

Bổ sung canxi cho bé từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển tốt

Vitamin D

Vitamin D là một trong những dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ hàng ngày. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và hệ miễn dịch. Chất dinh dưỡng này sẽ khéo léo giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, từ đó hỗ trợ hình thành và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng còi xương và các vấn đề liên quan đến hệ xương khớp ở trẻ nhỏ. 

Ngoài ra, Vitamin D còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và các chứng bệnh tự miễn. Thiếu Vitamin D có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, như tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, rối loạn tâm lý và sức khỏe tinh thần.

  • Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi cần được bổ sung 400 IU Vitamin D mỗi ngày.

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần bổ sung khoảng 600 IU mỗi ngày để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối ưu cho sự phát triển.

Việc đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng Vitamin D trong chế độ ăn uống thông qua ánh sáng mặt trời, thực phẩm giàu Vitamin D như cá hồi, trứng, và các sản phẩm bổ sung nếu cần thiết là cực kỳ quan trọng.

Thực đơn cho trẻ

Vitamin D là một trong những dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ hàng ngày

>> Xem thêm: Thế nào là ăn uống điều độ? Ảnh hưởng từ bữa ăn không đúng cách

Choline

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong các giai đoạn đầu đời và thời kỳ mang thai. 

  • Choline hỗ trợ cấu trúc và chức năng của tế bào.

  • Tham gia vào quá trình tổng hợp chất béo để duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào, cũng như hỗ trợ hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đủ lượng choline trong chế độ ăn hoặc thực đơn cho trẻ với tần suất hợp lý sẽ có khả năng cải thiện trí nhớ, tăng khả năng học hỏi và phát triển nhận thức cho trẻ hiệu nghiệm.

  • Theo khuyến cáo, trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 200 mg choline mỗi ngày

  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 250mg mỗi ngày. 

  • Đối với trẻ lớn hơn, đặc biệt là thanh thiếu niên, lượng choline cần thiết tăng lên từ 375mg đến 550 mg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. 

Việc không cung cấp đủ choline có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ, làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng gan và các bệnh lý liên quan khác. Do đó, bổ sung choline thông qua thực phẩm như trứng, cá, thịt và các loại rau quả xanh là rất cần thiết để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và đạt được tiềm năng tối đa.

>> Xem thêm: Những loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ mà bạn nên biết

Kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ hàng ngày.

  • Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. 

  • Kẽm tham gia vào hàng trăm phản ứng enzym trong cơ thể, góp phần vào quá trình tổng hợp protein, DNA, và RNA. 

  • Kẽm cũng rất cần thiết cho việc duy trì và cải thiện chức năng miễn dịch, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và bệnh lý khác.

Thiếu kẽm có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như chậm lớn, giảm khả năng miễn dịch, các rối loạn về tiêu hóa và sức khỏe tâm thần yếu kém.

>> Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho trẻ 2 - 5 tuổi. Vai trò của chúng đối với trẻ?

Theo khuyến cáo của các tổ chức dinh dưỡng, liều lượng kẽm cần bổ sung hàng ngày cho trẻ em thay đổi theo độ tuổi. 

  • Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi cần khoảng 2 mg kẽm/ngày.

  • Trẻ từ 7 - 11 tháng cần 3 mg/ngày. 

  • Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi, nhu cầu kẽm là 3 mg/ngày.

  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi cần 5mg/ngày. 

  • Từ 9 - 13 tuổi, lượng kẽm cần thiết là 8mg/ngày.

  • Thanh thiếu niên 14 - 18 tuổi cần 9mg/ngày cho bé gái và 11mg/ngày cho bé trai. 

Việc đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua thực phẩm giàu kẽm như thịt, hải sản, hạt, và các loại đậu là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tối ưu cho trẻ. Sự chú trọng đến kẽm không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ và khả năng miễn dịch trong suốt cuộc đời.

>> Xem thêm:

Lời khuyên từ chuyên gia liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

  • Tăng bữa ăn hàng ngày: Mẹ có thể cho bé ăn ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé uống thêm sữa trước khi ngủ.

  • Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ.

  • Về lượng sữa mỗi ngày: Nên cho bé bú mẹ nhiều lần/ngày, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến 24 tháng. Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi thì lượng sữa mỗi ngày cần là 800- 900ml, khi bé trên 6 tháng tuổi và đã ăn dặm thì lượng sữa mỗi ngày bé cần là 600ml mới đủ để giúp bé tăng cân nhanh.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể đặt lòng tin vào Nutifood GrowPLUS+ Suy Dinh Dưỡng - Sản phẩm uy tín có thể bổ sung chất dinh dưỡng trực tiếp cho bé một cách an toàn và hiệu quả:

  • Bổ sung chất béo dễ hấp thu và chuyển hóa nhanh MCT. Sắt và Kẽm giúp trẻ TIÊU HÓA TỐT ăn ngon miệng, hỗ trợ tăng cân. 

  • Tăng cường Lysin giúp cải thiện dinh dưỡng và cân nặng ở trẻ.

  • Chất xơ hòa tan FOS, Inulin hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện hệ vi sinh đường ruột.

  • Hệ Prebiotics kép 2'-FL HMO và FOS, Inulin cùng Sắt, Kẽm, Vitamin A, E, C, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏe mạnh.

  • Với hàm lượng DHA, cùng Cholin,  Taurin hỗ trợ trẻ phát triển não bộ và  thị giác, tăng cường khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi.

Sữa Nutifood GrowPLUS+ hỗ trợ tăng cân, tăng chiều cao cho trẻ

Sữa Bột Nutifood GrowPLUS+ Suy Dinh Dưỡng

Trong quá trình xây dựng thực đơn cho trẻ, việc đảm bảo đầy đủ các yếu tố như cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất và phù hợp với độ tuổi là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần lưu ý rằng một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển thể chất mà còn góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và khả năng miễn dịch của trẻ nhé.

>> Xem thêm:

                                                     Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”