GIAI ĐOẠN VÀNG

Những điều mẹ cần biết

Trẻ từ 1-3 tuổi là giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất, trí não và nhận thức. Theo các chuyên gia, lứa tuổi này được xem là “giai đoạn vàng”, là nền tảng tích lũy cho sự phát triển toàn diện của con về sau.

Sau những cột mốc đầu đời thì đây là giai đoạn ba mẹ bắt đầu cảm thấy “hãnh diện” với những thành quả của bé: những bước đi đầu tiên, những tiếng nói bập bẹ ba, mẹ... Thực tế khoa học đã chứng minh, các chỉ số phát triển thể chất như cân nặng, chiều cao và trí não phụ thuộc vào 3 năm đầu đời của trẻ. Ở lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh.

Các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể khiến trẻ chậm tăng cân, lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu ba mẹ biết cách vun đắp cho con trong “giai đoạn vàng”, chúng ta hoàn toàn có thể cho bé một nền tảng phát triển thể chất trí tuệ tốt. Nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội này, thì có nỗ lực đến đâu cũng khó có thể bù đắp được.

Trẻ phát triển như thế nào

trong Giai Đoạn Vàng

 

Tăng cân cho trẻ giai đoạn vàng

Từ 1 đến 3 tuổi, trẻ có nhiều biến đổi về mọi mặt, từ khả năng thể chất, vận động, ngôn ngữ đến tư duy.

Phát triển về thể chất:
Mốc đánh dấu quan trọng cho thấy sự phát triển tuần tự thể chất ở trẻ từ 1 tuổi bắt đầu là khi trẻ biết đứng vịn, đứng thăng bằng. Bắt đầu 2 tuổi, trẻ có thể biết ăn bằng thìa, uống bằng ly, tập bỏ tã và nhảy là những hoạt động cần phối hợp nhiều động tác và yêu cầu sự khéo léo ở trẻ.
Cân nặng của trẻ trong giai đoạn này tăng trung bình 150 gram mỗi tháng, trọng lượng có thể tăng gấp 4 lần lúc mới sinh. Chiều cao của trẻ có thể đạt đến cao gần 50% kích thước của tuổi trưởng thành (49,5% ở nam và 52,8% ở nữ). Tốc độ tăng trưởng trên cần được duy trì và đảm bảo trong khoảng thời gian này và sự phát triển của trẻ sẽ chậm lại sau 3 tuổi.


Phát triển về tư duy: Cho đến năm 3 tuổi não của trẻ đã bằng 85% so với não người lớn.Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này. Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác.

Những giải pháp hiệu quả

cho bé phát triển toàn diện trong Giai Đoạn Vàng

giúp bé phát triển toàn diện

Giai đoạn vàng không những là thời điểm trẻ dễ dàng và nhanh chóng hấp thu dinh dưỡng nhất mà còn là bước đầu tiên trẻ tiếp xúc với thể giới xung quanh.

Sự hiếu kì, tò mò của trẻ khiến cho trẻ nhạy cảm hơn với bệnh tật, dễ bị nhiềm trùng, thiếu hụt vi chất cần thiết. Trẻ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch, gầy yếu, chậm lớn, còi cọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ.Trẻ em ở “giai đoạn vàng” cần phải được quan tâm và chăm sóc thường xuyên. Trẻ cần đạt được mức tăng trưởng và phát triển tốt nhất, cùng sự yêu thương của những người xung quanh để trẻ em có thể tự do khám phá, học hỏi. Mẹ hãy bảo vệ trẻ trong môi trường sống an toàn, chăm sóc dinh dưỡng tích cực để trẻ phát triển toàn diện bằng các giải pháp sau nhé.
- Chăm sóc dinh dưỡng để tối ưu tiềm năng phát triển
- Thúc đẩy quá trình vận động và tương tác tư duy đúng cách
- Dinh dưỡng đặc trị hiệu quả kết hợp với chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi

Ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

 

Bé chậm tăng cân, thấp còi

Cân nặng cùng chiều cao là chỉ số đánh giá sự phát triển về thể chất của con.

 

Trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, cân nặng của trẻ phát triển chậm hơn trước, do đó ba mẹ thường bỏ qua việc theo dõi thường xuyên cân nặng của trẻ. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nếu không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng, hay cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn tiêu chuẩn bình thường. Tình trạng này phổ biến nhất ở giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Trẻ bị chậm tăng cân lâu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, ảnh hưởng đến phát triển thể trạng chung của trẻ. Đặc biệt là trong “giai đoạn vàng” suy dinh dưỡng cản trở quá trình phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, trẻ thường chậm chạp lờ đờ trong các giao tiếp xã hội, kéo theo sự giảm học hỏi tiếp thu.
Bên cạnh đó, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tất cả các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương, điều này làm ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng là trẻ thiếu ăn về số lượng, cách chế biến thức ăn không đảm bảo chất lượng, trẻ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn, ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ, trẻ bú mẹ không đúng cách, trẻ suy dinh dưỡng bào thai, trẻ thiếu các vi chất như vitamin A, axit folic, sắt...
Suy dinh dưỡng, đặc biệt là trong giai đoạn 1-3 tuổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ và khó khắc phục về sau, do đó mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.