Tại Sao Bé Chậm Tăng Cân, Làm Thế Nào Để Khắc Phục?

Nếu bé chậm tăng cân, trẻ sơ sinh chậm tăng cân điều đầu tiên bạn cần làm là tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để hiểu rõ nguyên nhân không tăng cân của bé.

Cân nặng là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng sự tăng trưởng của mỗi bé là khác nhau, và riêng biệt. Cách tốt nhất để xác định tỷ lệ tăng trưởng của bé là dựa vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, tuổi tác của bé và những yếu tố này cần được xác định bởi bác sĩ. Việc xác định tỷ lệ này rất cần thiết cho việc xem xét sự phát triển của bé là bình thường hay thấp hơn chuẩn. Vì vậy, lời khuyên cho các bố mẹ là nên đến gặp các bác sĩ uy tín để có được câu trả lời chính xác cho nguyên nhân chậm tăng cân của bé.

Nên đưa bé đến gặp bác sỹ kiểm tra thường xuyên

Nên gặp bác sĩ để tìm hiểu về nguyên nhân chậm tăng cân của bé

Những lý do nào khiến bé không thể tăng cân?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự chậm tăng cân của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên nguyên nhân từ dinh dưỡng thường là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ tăng cân chậm.

Bệnh đường ruột cũng có thể làm bé chậm tăng cân, vì các chất dinh dưỡng không thể được tiêu hoá. Trường hợp này bạn nên gặp bác sĩ để nhận được những chuẩn đoán thích hợp.

Nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu bé không tăng cân đạt chuẩn (đặc biệt là khi có sự chênh lệch quá lớn với chỉ số trung bình); ngoài việc thiếu cân bé còn có những triệu chứng đáng lo ngại khác như nôn mửa và sốt, hoặc có một số dấu hiệu của nhiễm trùng. Còn nếu bé trở nên chậm chạp, hơi phản ứng chậm, đi ngoài không đều, lượng nước tiểu ít - đây là dấu hiệu đáng quan tâm, nên đưa bé đến tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ trong giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, có một số tiêu chí để đánh giá liệu bé đã bú đủ hay chưa. Đầu tiên mẹ cần biết bé ăn bao nhiêu lần một ngày, bé nên ăn ít nhất 7-8 lần một ngày. Thứ hai, mẹ có thể nhận định dựa vào hoạt động của bé, hoạt động càng nhanh nhẹn và khoẻ mạnh chứng tỏ bé cần hấp thụ lượng sữa nhiều hơn. Thứ 3 là lượng nước tiểu, số lần thấm ướt tã nhiều (5-6 lần/ngày)và nước tiểu vàng trong chứng tỏ bé bú đủ. Thứ 4 là số lần đi ngoài của bé, trung bình bé sẽ đi ngoài 4 lần 1 ngày, càng lớn tuổi, bé sẽ có nhu động ruột ít hơn.

Nên cho bé bú sữa thường xuyên

Bé nên bú ít nhất 7-8 lần/ ngày

Các dấu hiệu chứng minh rằng bé của bạn không tăng cân, trẻ sơ sinh chậm tăng cân như: tăng cân càng ngày ít hơn, chỉ số cân nặng thấp hơn chuẩn trung bình một bé cần có, bé chậm chạp.

Bé 6 tháng tuổi thường tăng cân khoảng 800g/ tháng, và bắt đầu từ sáu tháng trở đi bé chỉ tăng khoảng 300-400g. Trẻ em sơ sinh nhẹ cân có thể tăng cân hàng tháng nhiều hơn mức chuẩn cần thiết.

Biểu đồ dinh dưỡng cho bé gái

So sánh cân nặng của bé với cân nặng chuẩn (đường màu xanh)

Nếu bé không tăng cân, nên chú ý đến tình trạng tổng thế của bé sẽ có những trường hợp sau: Nếu bé thường xuyên hoạt động, nhìn bé không bị xanh xao vàng vọt, thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu bé chỉ đạt dưới ba trăm gam một tháng, bạn cần tìm hiểu lý do bé tăng cân ít như vậy. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến việc chậm tăng cân của bé:

  • Bạn không cho bé bú cạn lần lượt từng vú, bé không nhận được hết chất béo trong sữa.
  • Bé có thể thiếu sắt trong khẩu phần dẫn đến thiếu máu, do đó bé không tăng cân.
  • Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, có thể là do bé bị các bệnh về đường tiêu hoá, hoặc bé bị giun. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
  • Những vấn đề về thần kinh cũng dẫn đến việc chậm tăng cân của bé
  • Bé không tăng cân cũng có thể do sử dụng các thực phẩm bổ sung không đúng cách. Nếu trẻ không thích mùi vị của thức ăn bổ sung và từ chối ăn nó, cùng lúc đó bé còn nôn mửa, thì bạn nên tham khảo chuyên gia để điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé tăng cân (xem thêm sữa nào giúp bé tang cân )
  • Bé không bú đủ, hoặc bú khi đang ngủ cũng khiến mức độ dinh dưỡng bé hấp thụ không đủ, và điều đó ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
  • Chế độ ăn uống không cân bằng và chưa đủ các dưỡng chất như chất béo, carbohydrate, và các chất thiết yếu khác cũng khiến bé chậm tăng cân. Nếu bé đã lớn, nên thêm một chút bơ vào súp hoặc cháo của bé. Không nên cho bé ăn thức ăn có nhiều đường vì nó có tác động tiêu cực đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm giảm sự thèm ăn của bé.  Trong trường hợp bé bị biếng ăn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin và khoáng chất tổng hợp để giúp nâng cao sự thèm ăn để trẻ tăng cân nhanh chóng hơn.

Trên đây là các dấu hiệu và nguyên nhân cảnh báo cho việc trẻ sơ sinh nhẹ cân, không tăng cân ở bé, bạn không nên trì hoãn việc đến gặp bác sĩ nếu bé bạn có những dấu hiệu trên. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định kịp thời những nguyên nhân chậm tăng cân của bé, và tìm ra giải pháp cùng bạn.

Chuyên gia dinh dưỡng - NutiFood

Các chủ đề khác:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.