Những biện pháp bảo vệ cho bé trước nguy cơ nhiễm virus Zika bố mẹ cần biết

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng đưa ra cảnh báo dịch bệnh Zika có thể trở thành căn bệnh toàn cầu vào cuối tháng 1/2016. Tính đến nay, theo số liệu thống kê từ các cơ sở y tế trên khắp cả nước, Việt Nam đã có 65 trường hợp nhiễm virus Zika, tập trung chủ yếu ở TP.HCM với 57 ca nhiễm được ghi nhận. Zika, một loại virus nguy hiểm lây lan chủ yếu qua đường muỗi đốt, được cho là nguyên nhân gây ra bệnh teo não thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù theo một số chuyên gia y tế, con số ở trên chưa hẳn đã đúng với thực tế nhưng điều đó đã dấy nên lo ngại rằng, dịch bệnh Zika đã xuất hiện tại Việt Nam và đang có dấu hiệu lây lan theo thời gian. Phòng chống dịch bệnh Zika không phải là trách nhiệm của riêng một Chính phủ hay một tổ chức nào, đó là nghĩa vụ của từng cá nhân trong cộng đồng. Đối với những ông bố, bà mẹ có con nhỏ thì việc biết cách bảo vệ bé trước nguy cơ nhiễm virus Zika lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Dưới đây là các biện pháp phòng chống virus Zika cho trẻ mà bất cứ bố mẹ nào cũng cần phải nắm rõ.

  1. Tránh du lịch đến những vùng đang có virus Zika:

Hiện nay, WHO cũng như tất cả các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyến cáo người dân không nên di chuyển đến những vùng đang có virus Zika nếu không thực sự cần thiết. Các khu vực Nam Mỹ, Trung Mỹ và quần đảo Caribe đang là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh Zika. Vào lúc này, phụ nữ đang mang thai hoặc đang ở độ tuổi mang thai cần tránh đến các khu vực kể nên nếu không quá cấp bách.

Những nước đang có virut zika hoành hành

Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe là những vùng đang được khuyến cáo nên hạn chế du lịch để tránh lây nhiễm virus Zika

  1. Sử dụng các biện pháp chống muỗi:

Muỗi Aedes được xem là con đường lây lan chủ yếu của virus Zika. Vì vậy, cách phòng ngừa dịch bệnh Zika hữu hiệu nhất đó là hãy tích cực diệt muỗi, diệt loăng quăng, hạn chế muỗi đốt bằng những biện pháp sau đây:

- Mắc màn cho trẻ khi ngủ kể cả ban ngày vì muỗi Aedes hoạt động rất nhiều vào ban ngày.

- Lắp các loại lưới chống muỗi cho cửa và đóng cửa thường xuyên để tránh muỗi bay vào nhà.

- Cho trẻ mặc quần áo có độ che phủ cơ thể càng nhiều càng tốt để hạn chế bị muỗi đốt.

- Tích cực diệt loăng quăng, bọ gậy, đổ hết các chỗ nước đọng không cần thiết trong và quanh nhà, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa, vệ sinh môi trường sạch sẽ không cho muỗi có cơ hội phát triển.

- Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, thuốc bôi lên da để tránh muỗi. Chú ý sử dụng những loại thuốc phù hợp với da trẻ em và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Muỗi là nguyên nhân chính lan truyền virut zika

Muỗin Aedes là nguyên nhân lây lan chủ yếu của virus Zika

  1. Tăng sức đề kháng cho trẻ:

Để phòng chống virus Zika, ngoài những biện pháp bảo vệ bên ngoài thì cũng cần phải chú ý tăng sức đề kháng cho trẻ từ bên trong để trẻ luôn khỏe mạnh và có khả năng chống chọi với bệnh tật. Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng để trẻ luôn đảm bảo được chiều cao, cân nặng theo từng giai đoạn phát triển. Có thể sử dụng các loại sữa giúp bé tăng cân, hoặc các thực phẩm chức năng để bổ sung khoáng chất và vitamin cho bé nếu cần thiết.

Bên cạnh đó cũng nên cho bé thường xuyên vận động hợp lý để tăng tuần hoàn máu, tăng sự phát triển của cơ, xương và tạo cho bé một trạng thái tinh thần tốt. Có như vậy, cơ thể của bé mới trở nên khỏe mạnh một cách toàn diện và khả năng chống chọi với virus, bệnh tật cũng tốt hơn.

  1. Làm gì nếu nghi trẻ bị nhiễm virus Zika?

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus Zika đều có dấu hiệu sốt nhẹ, phát ban, đau cơ, đau khớp. Nếu bé có những triệu chứng trên, nên cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ngay lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị thích hợp.

Rất không may khi hiện nay chưa có bất cứ một loại thuốc hay vắc – xin nào điều trị đặc hiệu đối với virus Zika. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ bé cũng như gia đình và cộng đồng tránh khỏi virus Zika đó là hãy tích cực tiêu diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kể cả việc sử dụng những loại sữa nào cho bé tăng cân đối với bé có thể trạng ốm yếu, và tránh di chuyển đến những vùng đang có dịch bệnh. Mùa mưa này, bố mẹ lại càng phải đặc biệt lưu ý đến những vấn đề trên.

Xem thêm các chủ đề:

 

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.