3 bí quyết đơn giản trị biếng ăn, nhẹ cân ở trẻ 1 – 3 tuổi
Là cha mẹ, ai cũng mong bé yêu của mình được hay ăn, chóng lớn. Tuy nhiên, chuyện con ăn uống hàng ngày dường như đã trở thành vấn đề gây đau đầu cho biết bao nhiêu phụ huynh. Từ ép buộc đến bổ sung vi chất, dù gia đình đã làm đủ mọi cách nhưng bé vẫn biếng ăn. Vì một đến ba tuổi là thời kì quan trọng để bé phát triển trí tuệ lẫn thể lực, không ăn uống đủ chất sẽ khiến bé sụt cân,suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sau này. Do đó, bài viết sẽ đưa ra ba bí quyết giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân đểgia đình có thể tham khảo trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé, cũng như áp dụng khi cho bé ăn.
- Xây dựng thực đơn đa dạng
Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh, nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ có thể nói là khá cao so với người lớn. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp thêm những dạng thực phẩm khác thay vì chỉ sữa như ở giai đoạn trước. Hơn nữa, khoảng từ hai đến ba tuổi răng trẻ đã mọc đầy đủ nên thời kì này trẻ đã có thể ăn cơm được.
Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh chỉ cần thấy con mình nhẹ cân so với các tháng trước, không tìm hiểu nguyên nhân vì đâu đã vội nhồi bé uống các loại sữa giúp bé tăng cân nhanh. Thực ra điều này không xấu, nhưng các mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân chính do đâu. Đó là mới điều quan trọng, thay vì ép bé uống sữa, các mẹ nên lên kế hoạch nghiên cứu các bữa ăn khoa học theo sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ
Trong một ngày, trẻ cần được ăn khoảng năm - sáu bữa. Bao gồm ba bữa chính là cơm nát kết hợp với đa dạng các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, trứng, đậu phộng, rau xanh và dầu mỡ. Ngoài ra, trẻ còn cần thêm hai – ba bữa phụ, có thể là cháo, súp, phở, sữa (ít nhất 500ml sữa/ngày).Bên cạnh đó, sau mỗi bữa chính nên cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc bổ sung trái cây dựa trên nhu cầu của trẻ.
Các loại đạm cho bé từ 1 – 3 tuổi
Ví dụ mẫu thực đơn một ngày cho trẻ từ một đến ba tuổi:
- Sáng (6h30 – 7h30): Một chén nui sao nấu trứng, 1 quả chuối tiêu
- Phụ sáng (9h): Sữa (250ml)
- Trưa (11h – 11h30): Hai lưng bát con cơm nát, thịt viên rán, canh rau đay, cam
- Phụ xế (14h – 14h30): Cháo bí đỏ+ 1 bánh Flan
- Chiều (17h – 17h30): Một bát con cơm nát, cá sốt cà chua, canh cải, 1 miếng thanh long
- Tối (20h – 20h30): Bú mẹ hoặc sữa (200ml)
Để trẻ không ngán và bỏ ăn, cha mẹ nên hiểu rõ con mình thích ăn những món gì, không thích những loại thực phẩm nào để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu trẻ không thích ăn rau luộc, hãy thử thay thế bằng salad rau nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh hoặc chuyển sang kết hợp rau với các nguyên liệu khác.
Sau khi ăn xong một chút, trẻ cần được vận động, hoạt động có thể là nhảy múa, đùa giỡn với cha mẹ. Khi trẻ ăn nhiều hơn bình thường, cần cho trẻ hoạt động nhiều hơn. Không nên cho trẻ ngồi yên một chỗ sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Món ăn bắt mắt, giàu dinh dưỡng
- Sử dụng phương pháp cho ăn hiệu quả
- Khi trẻ không chịu ăn, hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa. Cho trẻ ăn từng chút một và không ép nếu trẻ không muốn ăn.
- Hãy khơi gợi hứng thú ăn uống cho trẻ (Vd: cho trẻ tự xúc ăn) và để trẻ tự quyết định ăn bao nhiêu là đủ. Trẻ chỉ ăn khi chúng đói hoặc chúng thích món ăn đó.
- Không dụ dỗ, ra điều kiện với trẻ (Vd: “con ăn thì mẹ cho con chơi Ipad”, “không ăn thì bốđánh”) vì như vậy sẽ tạo tiền lệ xấu, trẻ sẽ ăn vì sợ hoặc vì muốn đạt được mục đích nào đó.
Các bậc phụ huynh không nên ép trẻ ăn bằng mọi cách
- Những lưu ý khi chế biến món ăn và xây dựng thực đơn
- Món ăn cần kích thích sự thèm ăn của trẻ.
- Không cho trẻăn vặt, uống nước ngọt ngay trước bữa ăn.
- Thực đơn cho trẻ cần đầy đủ dưỡng chất (tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) và được chế biến hấp dẫn, luân phiên đổi mới.
- Chú ý xem trẻ có dị ứng hoặc ghét loại thực phẩm nào không, nếu có thể thì thay thế bằng loại có cùng công dụng.
- Từ một đến ba tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng và có thể gây suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Đối với bé bị rối loạn tiêu hóa, thực đơn hàng ngày của bé nên được bổ sung men vi sinh từ thực phẩm như sữa chua. Ngoài ra, cần tăng cường bù nước nếu bé tiêu chảy. Các món ăn cho bé nên là món dễ tiêu như cháo cà rốt, thịt bằm, rau xanh nhiều xơ xay nhỏ, các loại trái cây như chuối, đu đủ. Tránh cho bé ăn bánh kẹo nhiều đường hoặc uống sữa nhiều lactose (sữa bò, phô mai). Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo các loại sữa giúp trẻ tăng cân, nhưng phải được sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ xem loại sữa đó có phù hợp với con mình hay không.
Xem thêm các chủ đề:
- Sữa grow plus dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng trẻ em và những vấn đề các mẹ cần quan tâm
- Cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh