Trang chủ - Học viện Nuti IQ Gold

Cùng khai phá
trí thông minh đa dạng
của bé yêu nhé Mẹ ơi !

Thế nào là một em bé thông minh? Là một đứa trẻ lanh lợi, biết nói sớm, nhớ mặt chữ, biết làm toán, hay thắc mắc, nói bi bô suốt cả ngày…? Nhưng Mẹ ơi, “khuôn mẫu thông minh” ấy chưa thể hiện hết được các biểu hiện tài năng của bé đâu!

Năm 1983, Tiến sĩ Howard Gardner (Đại học Harvard) đã giới thiệu học thuyết ”Trí Thông Minh Đa Dạng” và chỉ ra rằng, các em bé có đến 8 loại trí thông minh khác nhau. Và sẽ có vô vàn những biểu hiện thông minh tương ứng với 8 loại hình trí thông minh đó. Do đó, Mẹ hãy là người quan sát để khai phá và nuôi dưỡng tài năng trong con. Bởi Mẹ ơi, con của Mẹ chính là một thiên tài đấy!

Tiến sĩ tâm lý Howard Gardner (1943)
Kiêm Giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ)

Trí Thông Minh
Nội Tâm
Trí Thông Minh
Tự Nhiên
Trí Thông Minh
Ngôn Ngữ
Trí Thông Minh
Logic
Trí Thông Minh
Âm Nhạc
Trí Thông Minh
Vận Động
Trí Thông Minh
Không Gian
Trí Thông Minh
Tương Tác
Trí Thông Minh
Nội Tâm
Trí Thông Minh
Tự Nhiên
Trí Thông Minh
Ngôn Ngữ
Trí Thông Minh
Logic
Trí Thông Minh
Âm Nhạc
Trí Thông Minh
Vận Động
Trí Thông Minh
Không Gian
Trí Thông Minh
Tương Tác

Tiến sĩ tâm lý
Howard Gardner (1943)
Kiêm Giáo sư tại
Đại học Harvard (Mỹ)

Cùng
Học Viện Nuti IQ Gold
KHAI PHÁ THIÊN TÀI
TRONG CON

Mẹ ơi, Mẹ có thể tham khảo những
khoảnh khắc thông minh của các em bé khác
và nhanh tay ghi lại những biểu hiện
thiên tài trong con xuất hiện.
Mẹ nhớ chia sẻ tại
fanpage Học Viện Nuti IQ Gold
để có cơ hội nhận thật nhiều phần quà hấp dẫn !

mẹ hỏi -
chuyên gia trả lời

Mẹ Quỳnh Anh Đồng Tháp

Có phải tất cả các bé đều có đủ 8 loại hình trí thông minh?

Bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy Bác sĩ chuyên khoa II - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Khoa học đã chứng minh, mỗi em bé khi chào đời đều sở hữu đủ 8 loại hình trí thông minh, bao gồm: Thông minh nội tâm, tự nhiên, ngôn ngữ, logic, âm nhạc, vận động, không gian, tương tác. Trong quá trình lớn lên, sẽ có những trí thông minh được phát triển nổi trội hơn, trong khi những loại hình thông minh khác lại không nổi bật và mất dần. Các biểu hiện thông minh của trẻ cũng rất đa dạng, được biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi, tính cách của bé.

Ví dụ: Với em bé nhỏ, khi nghe 1 giai điệu nhạc, bé có thể chăm chú nghe hơn. Trong khi với em bé 3, 4 tuổi, trẻ biểu hiện thông qua nhún nhảy theo nhạc, phát âm theo lời của bài hát.

Do vậy, Ba Mẹ cần quan sát, lắng nghe các biểu hiện của bé, từ đó khai phá được trí thông minh nổi trội của con. Khi đã xác định được loại hình thông minh mà bé sở hữu, Mẹ hãy nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho bé bộc lộ và phát triển tài năng thiên bẩm. Việc phát hiện sớm bé sở hữu loại hình trí thông minh nào có thể giúp bé định hướng đúng và thành công trong tương lai. Phụ huynh cũng lưu ý, trí thông minh của bé có thể thay đổi theo thời gian, có thể giảm dần và biến mất nếu không được phát huy tạo điều kiện.

Xem thêm Rút gọn
1 / 6
Mẹ Uyên Thư Kiên Giang

Những loại thực phẩm nào nên ưu tiên để bé thông minh hơn?

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt Bác sĩ chuyên khoa 1
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP HCM)

Để giúp con phát triển tối ưu trí não, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần có:

Đạm (protein): Vật liệu xây dựng tất cả tế bào mô, cơ quan, trong đó có não.

I-ốt: Nếu thiếu trong thời gian mang thai sẽ làm giảm sự phát triển não bộ thai nhi, có thể dẫn đến chứng đần độn. Trẻ ra đời, khẩu phần ăn thiếu i-ốt dẫn đến việc giảm tổng hợp hormon tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Sắt: Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu, ảnh hưởng sự phát triển trí nhớ.

Các acid béo không no chuỗi dài: Thành phần cấu trúc não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó, DHA và ARA là các thành phần lipid chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. Sau sinh sữa mẹ tiếp tục cung cấp các dưỡng chất này. Trẻ hết bú mẹ cần cung cấp các acid béo này từ sữa bổ sung và các thực phẩm khác. Cholin, taurin, lutein: Đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt, giúp tăng cường khả năng học hỏi, ghi nhớ.

Bé cũng cần được bổ sung thêm prebiotics, các Mẹ có thể tham khảo HMO – là 1 bước tiến trong khoa học dinh dưỡng gần đây, có cấu trúc tương đồng với thành phần được tìm thấy trong sữa mẹ. HMO là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi nên bổ sung HMO giống như mẹ cung cấp đủ “thức ăn” để nuôi dưỡng và phát triển các vi khuẩn có lợi trong đường ruột cho trẻ. HMO còn giúp chống các tác nhân gây bệnh bám dính và kích thích các tế bào miễn dịch tiết ra các yếu tố bảo vệ. Các nghiên cứu chuyên sâu chỉ ra rằng, HMO giúp giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ đang lớn. Đó là lý do vì sao HMO trở thành “người hùng” trong việc tăng sức đề kháng, giúp phát triển hệ miễn dịch tối ưu cho trẻ.

Mẹ có thể chọn sữa có những thành phần giúp phát triển trí thông minh và thị giác như DHA, ARA, Taurin, Cholin cho bé. Bên cạnh đó, việc chọn sữa và thực phẩm nào phù hợp với tiêu hoá, giúp ngăn ngừa táo bón, tăng đề kháng cho trẻ cũng rất quan trọng.

Xem thêm Rút gọn
2 / 6
Mẹ Phương Thảo Vĩnh Long

Con của tôi rất hứng thú với lego, mô hình lắp ráp. Vậy đây là biểu hiện của trí thông minh nào và tôi cần làm gì để bé phát triển được loại thông minh này?

Bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy Bác sĩ chuyên khoa II - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Hứng thú với lego và mô hình lắp ráp là biểu hiện của trí thông minh không gian. Mẹ hãy tiếp tục giúp bé phát triển trí thông minh không gian hơn nữa bằng cách:

  • Cùng bé chơi các trò xếp hình, giãi mã mê cung, phân nhóm đồ vật…
  • Giải thích cho bé hiểu thêm về màu sắc, hình dáng, đặc điểm của các đồ vật xung quanh
  • Mẹ có cho con những món đồ chơi, khuyến khích con tháo rời để xem các chi tiết bên trong.
  • Đừng quên khuyến khích con phát huy bằng những lời khen ngợi, động viên
  • Ngoài ra, Mẹ cần giúp con có nguồn dinh dưỡng hợp lý, với các dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và cho con môi trường phát triển tốt để con có thể phát triển tối ưu tiềm năng trí não Mẹ nhé.
Xem thêm Rút gọn
3 / 6
Mẹ Thuỳ Dung Hồ Chí Minh

Con tôi thích chơi với thú cưng và chăm sóc cây cối, vậy cháu có đang thể hiện trí thông minh của mình?

Bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy Bác sĩ chuyên khoa II - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Thích chơi với thú cưng và chăm sóc cây cối là biểu hiện của trí thông minh tự nhiên. Ba Mẹ có thể tạo điều kiện cho bé tìm hiểu thế giới tự nhiên bằng cách: Cho trẻ được vui chơi ngoài trời thay vì trong nhà, cho bé xem những chương trình thế giới tự nhiên; cùng bé làm những bộ sưu tầm về động vật hay thực vật; đọc sách về tiểu sử của những nhà tự nhiên học nổi tiếng; chọn một loại động vật hay thực vật nào đó mà bé thích rồi cùng nghiên cứu với bé thông qua internet, sách báo, bài phỏng vấn của các chuyên gia hoặc trực tiếp quan sát để khuyến khích con tìm hiểu sâu hơn.

Và Mẹ nhớ nhé, Mẹ cần giúp con có nguồn dinh dưỡng hợp lý, với các dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và cho con môi trường phát triển tốt để con có thể phát triển tối ưu tiềm năng trí não.

Xem thêm Rút gọn
4 / 6
Mẹ Như Mai Cà Mau

Tôi muốn con mình thông minh hơn, vậy cần phải làm gì để giúp bé? Có thước đo nào cho trí thông minh không?

Bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy Bác sĩ chuyên khoa II - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Có 3 yếu tố quyết định trí thông minh của bé: Chế độ dinh dưỡng – Môi trường sống – Di truyền. Di truyền là yếu tố không thể thay đổi vì vậy nếu bạn muốn con mình thông minh hơn thì phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống thích hợp.

Với chế độ dinh dưỡng: Đã có 1 phần riêng hướng dẫn chi tiết cho các phụ huynh về chế độ dinh dưỡng giúp tối ưu trí thông minh, phụ huynh có thể xem chi tiết ở câu trả lời phía trên.

Với môi trường sống: Ba Mẹ cần tạo 1 môi trường phát triển lành mạnh, tích cự bằng cách:

  • Thường xuyên tương tác với con như ôm ấp, chơi với con… sẽ giúp bé phát triển trí tuệ và tạo nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng tư duy.
  • Hãy nói chuyện với bé và lắng nghe những gì bé nói. Điều này giúp củng cố khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.
  • Khuyến khích trẻ vui chơi và vận động hàng ngày để phát triển các kỹ năng trí tuệ, xã hội, thể chất và tình cảm.
  • Khuyến khích con tìm hiểu những kiến thức mới từ những điều rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
  • Đừng quên khen ngợi con mỗi ngày, tránh so sánh, chê bai con.

Mẹ có thể tham khảo các thang đo và bảng kiểm tra đánh giá trí tuệ thông dụng như: Trắc nghiệm trí tuệ Wechsler cho trẻ em (WISC), Thang đo trí tuệ Stanford-Binet, Thang đánh giá trẻ em của Kaufman, Bayley Scales of Infant Development, MacArthur-Bates, Dimensional Change Card Sort (DCCS).

Xem thêm Rút gọn
5 / 6
Mẹ Xuân Lan Cần Thơ

Bé nhà mình 18 tháng nhưng chậm nói so với các bé khác cùng trang lứa, mình lo lắng là bé có đang phát triển trí thông minh không?

Bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy Bác sĩ chuyên khoa II - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Với sự phát triển trí não bình thường, 1 em bé 18 tháng sẽ có thể:

  • Vận động thô: Bé đi nhanh, chạy vững. Bé lên được cầu thang nếu được dắt một tay.
  • Vận động tinh: Bé chồng nhiều khối vuông để tạo thành hình tháp. Bé biết lật ngửa cái ly để lấy được hòn bi bên trong. Bé chỉ được mắt, mũi, tai của mình. Tự cầm chén cơm, xúc cơm bằng muỗng.
  • Ngôn ngữ: Nói được câu ngắn “bà ơi”, “đi chơi”…
  • Cá nhân – xã hội: Nhận được con vật trên hình vẽ, bắt đầu quen dần với các quy định của xã hội như ban ngày biết gọi đi vệ sinh.

Mẹ hãy quan sát con, nếu con bạn làm được tất cả các kỹ năng trên, đã kiểm tra thính lực + thắng lưỡi + giấc ngủ hoàn toàn bình thường mà chưa nói được câu nào thì Mẹ mới nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ có chậm nói hay không? Mẹ chưa nói rõ con chậm nói là ít nói hay chưa nói nên Bác sĩ chưa thể trả lời chính xác cho Mẹ. Với bé dưới 4 tuổi có rất nhiều thang đánh giá sự phát triển của bé như Bayley, MacArthur-Bates, bảng câu hỏi ASQ…, Mẹ có thể tham khảo nhé.

Và Mẹ đừng quên, Mẹ cần đảm bảo con có nguồn dinh dưỡng hợp lý, với các dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và cho con môi trường phát triển tốt để con có thể phát triển tối ưu tiềm năng trí não Mẹ nhé.

Xem thêm Rút gọn
6 / 6

Mẹ Có Thắc Mắc Cần Được
Chuyên Gia Tư Vấn


    Thông tin dinh dưỡng

    Những kiến thức từ chuyên gia, giúp Mẹ hiểu thêm về trí thông minh của bé cũng như cách để khai phá và nuôi dưỡng “em bé thiên tài” của Mẹ!