Khi bé biếng ăn, phải làm sao?

Bữa ăn gia đình là khoảng thời gian quan trọng trong ngày của bé. Chúng giúp con bạn hiểu biết về thức ăn trong khi kết nối với gia đình và bạn bè. Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ những bữa ăn thoải mái và thú vị. Ăn uống trong bầu không khí tích cực giúp bé phát triển thái độ lành mạnh về thực phẩm và chính bản thân bé.

Cố gắng tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ những bữa ăn thoải mái và thú vị

Con tôi nên ăn bao nhiêu thức ăn?                                   

Nếu con bạn phát triển tăng cân khỏe mạnh tốt, thì bạn không cần phải lo lắng. Hầu hết sự ngon miệng của bé ở đúng độ tuổi và tốc độ tăng trưởng của mình. Lượng thực phẩm bé ăn giảm khi bé khoảng 2 tuổi là bình thường. Đó là do sự tăng trưởng của bé bắt đầu chậm lại.

Là một phụ huynh, việc của bạn là cung cấp cho con những lựa chọn lành mạnh vào bữa ăn chính và ăn nhẹ. Và sau đó đến lượt bé quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu và (đôi khi) là bé sẽ ăn hay không. Lắng nghe cơ thể của mình – ăn khi đói và ngừng khi no – sẽ giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh trong cuộc sống.

Mọi đứa trẻ đều cần một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thức ăn  từ 4 nhóm thực phẩm – rau và trái cây, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm thay thế, và thịt và các sản phẩm thay thế. Hướng dẫn Thực phẩm cung cấp thông tin về những gì con bạn cần mỗi ngày và khẩu phần phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Khả năng con bạn sẽ ăn một món gì đó trong từng nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn là điều không thể, vậy thì hãy cố gắng để trẻ có thể ăn đủ khẩu phần trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ suốt cả ngày. Vì trẻ nhỏ sẽ ăn khẩu phần nhỏ, bạn cũng có thể muốn xem xét việc chia một khẩu phần Thực phẩm ra lượng nhỏ hơn.

Nếu con tôi biếng ăn?

Trẻ nhỏ thường trải qua một số giai đoạn mà bé không muốn ăn vài món nào đó, và chỉ muốn ăn một lượng nhỏ vài món cụ thể, hoặc dễ dàng bị phân tâm vào giờ ăn. Trẻ đang học để làm chủ cuộc đời mình. Một cách mà bé thể hiện sự độc lập của mình là tự ăn và chọn thức ăn.

Cũng giống như bạn, có ngày bé sẽ cảm thấy thích ăn món này nhưng ngày khác lại không thích nữa. Thậm chí bé còn không màng ăn uống trong mọi bữa ăn chính và ăn nhẹ nữa. Đừng lo lắng quá nhiều về những gì con bạn ăn trong một ngày, nhưng chắc chắn rằng bé ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh trong nhiều ngày.

Trẻ nhỏ phản ứng tiêu cực với một số món ăn nào đó là việc phổ biến. Một số bé chậm trong việc chấp nhận các món có vị và kết cấu mới. Tiếp tục cung cấp những món đó cho con bạn, có lẽ bé sẽ bắt đầu chấp nhận và thích chúng theo thời gian. Tạo áp lực trong giờ ăn hoặc ép bé ăn, thực sự có thể làm cho bé chống lại việc ăn uống.

Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn:

  • Trẻ thích quyết định làm gì cho bữa tối. Nói chuyện với con bạn về việc lựa chọn và lên kế hoạch cho một bữa ăn cân bằng. Cho bé đi cùng trong những chuyến mua sắm thực phẩm.
  • Hãy để con bạn biết trước khoảng 10 hay 15 phút trước khi bữa tối bắt đầu. Điều này giúp bé chuyển sự tập trung của mình và bình tĩnh lại khi giờ ăn tới.
  • Cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn, ví dụ, rửa rau, rót, khuấy, và những việc tương tự. Có thể bé sẽ mở lòng để thử những món ăn mà bé chuẩn bị chúng. Có lẽ bé cũng thích giúp bạn dọn bàn ăn.

Để bé cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn

Để bé cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn sẽ khiến bé thích thú hơn

  • Ngồi lại với nhau bên bàn ăn và cố gắng làm cho bữa ăn gần gũi và vui vẻ. Hầu hết bé chỉ có khả năng tập trung tham gia trong thời gian ngắn, do đó phải thực tế về khoảng thời gian ăn uống. Khi ăn xong, hãy dọn thức ăn.
  • Tránh những thứ gây xao lãng trong giờ ăn như đồ chơi, sách, ti vi.
  • Cung cấp đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Hầu hết bé ăn những gì chúng cần, thậm chí khẩu vị của bé thay đổi từ ngày này sang ngày khác.
  • Hầu hết trẻ nhỏ thích bắt chước những thứ người khác làm. Vậy thì hãy làm gương bằng cách chính bạn ăn các loại thực phẩm lành mạnh.
  • Cung cấp ít nhất một món ăn trong mỗi bữa mà bạn biết con bạn thích.
  • Cung cấp các phần nhỏ cho từng nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Bạn luôn có thể cung cấp thêm nếu bé ăn hết.
  • Cho bé cơ hội lựa chọn các món bé thích. Ví dụ, để bé lựa chọn giữa hai loại rau khác nhau.
  • Khuyến khích con bạn thử ít nhất vài miếng thức ăn khác nhau trong mỗi bữa ăn.
  • Chỉ phục vụ thức uống sau bữa ăn chính. Uống quá nhiều sữa hoặc nước ép trái cây có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của bé.
  • Nếu bé từ chối ăn một món nào đó hoặc cả bữa ăn, hãy để bé làm thế.
  • Tuân theo quy tắc không vào bếp cho đến khi bạn đã có kế hoạch cho bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ tiếp theo.
  • Cung cấp các món ăn nhẹ và tráng miệng trong Hướng dẫn Thực phẩm. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn nhẹ sát giờ với bữa ăn chính.
  • Không dùng thức ăn làm phần thưởng.
  • Đe dọa, thúc giục, la mắng, hối lộ và trừng phạt có thể khiến bé không muốn ăn hơn. Khen ngợi và khích lệ sẽ giúp bé phát triển các món bé thích ăn và không thích ăn.

Tôi có thể dạy cho con tầm quan trọng của các loại thực phẩm lành mạnh như thế nào?

Không dán nhãn thức ăn bằng cách nói với con bạn rằng các thanh sô cô la là "xấu" và táo là "tốt". Quan trọng hơn là nói về "thức ăn hàng ngày" như các loại rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và thức ăn "đôi khi" như khoai tây chiên và kẹo sẽ được ăn trong một dịp đặc biệt nào đó.

Tôi có nên bổ sung vitamin cho con mình?

Vitamin rất quan trọng vì nó giúp cho cơ thể bạn hoạt động tốt. Nhưng nếu con bạn đang ăn một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên Hướng Dẫn Thực Phẩm, thì bé sẽ không cần bất kỳ loại vitamin bổ sung nào nữa.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.