Nguyên nhân bất ngờ khiến bé chậm tăng cân

Biếng ăn là một trong những vấn đề về ăn uống phổ biến nhất mà tôi được hỏi trong khi tôi hành nghề nhi khoa. Đã bao nhiêu lần bạn phải đối mặt với những tình huống này trong nhà mình?

  • Bé mới biết đi chỉ ăn 2 miếng thức ăn và sau đó nói "Con ăn xong rồi ạ!"
  • Bé chỉ ăn có 5 món ăn và bạn phải chuẩn bị những món đó ngày này qua ngày khác.
  • Bé nói muốn ăn món x, rồi bạn chuẩn bị món x, sau đó bé lại nói muốn ăn món y, rồi bạn lại chuẩn bị món y, rồi bây giờ bé nói “Không” và muốn ăn món z.
  • Các trận chiến trong giờ ăn diễn ra hằng ngày, khi bạn hối lộ, dỗ dành và cằn nhằn trong khi đút từng muỗng thức ăn cho bé.

Mục tiêu đầu tiên là tránh các trận chiến trong giờ ăn. Các trận chiến tại bàn ăn tối chỉ khiến những bé kén ăn kén ăn thêm. Trận chiến đó không đáng! Những bé mới biết đi từ 1-3 tuổi ít thèm ăn và dường như không cần ăn quá nhiều. Sự thèm ăn của bé có thể thay đổi ngày này qua ngày khác, từ bữa ăn này đến bữa ăn khác. Thường thì bữa sáng hoặc trưa là bữa ăn quan trọng nhất của bé và nếu ở trong trường hợp đó, hãy tập trung cho bé ăn nhiều hơn trong những bữa này. Thêm rau củ vào bữa sáng hoặc trưa sẽ ổn hơn. Bữa tối thường ít quan trọng nhất với bé - vào cuối ngày khi bé đã mệt mỏi, và có thể bị xao nhãng bởi cả các anh chị em và bố mẹ. Vì các bé sẽ được đi ngủ sớm, nên dù sao thì bữa tối không phải là mối quan tâm nhất của bé (dĩ nhiên, bố chỉ thấy con mình trong giờ ăn tối, có thể thấy đây là một thách thức, là nơi để vật lộn với bọn trẻ, nhưng không nên như thế). Cuộc sống quá thú vị với bọn trẻ và có nhiều thứ cần được ưu tiên hơn là ngồi bên bàn ăn tối. Như bạn thấy, trong nhiều khía cạnh hành vi của bé, chúng đang tìm kiếm một mức độ mới của sự độc lập và kiểm soát. Nếu bạn đang cố gắng để kiểm soát bé không được đụng vào TV, bé sẽ coi đó là một trò chơi và sẽ cố gắng làm điều đó, trong khi nhìn thẳng vào bạn. Nếu bạn đang cố gắng để kiểm soát mọi muỗng thức ăn, bé sẽ coi việc của mình là làm điều ngược lại. Về mặt phát triển, bé thường có khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn của mình và cha mẹ đôi khi phải học cách tôn trọng khẩu vị tự nhiên và sự biến đổi của bé.  (xem thêm suy dinh dưỡng ở trẻ em)

Nếu bạn đang đối phó với bé lớn hơn, bạn có thể bắt đầu thiết lập một số hướng dẫn. Quy tắc một miếng có thể hiệu quả với bé lớn hơn (khoảng 4 đến 5 tuổi). Bé cần phải thử ít nhất một miếng của tất cả các món ăn được đưa ra, và nếu bé không thích nó, bé không cần phải ăn thêm. Là cha mẹ, chúng ta phải giấu mối quan tâm của mình về việc liệu bé ăn hay không.

Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho cha mẹ để kích thích ăn uống của trẻ, giúp trẻ phát triển tăng cân khỏe mạnh hơn.

  • Không bao giờ dỗ dành, hối lộ, trừng phạt, cằn nhằn. Tránh những trận chiến! Giấu sự lo lắng và quan tâm của bạn về việc ăn uống!
  • Hãy thực tế về khẩu phần thức ăn. Nhiều bậc cha mẹ kỳ vọng không thực tế về lượng thức ăn con mình nên ăn. Nếu bé dưới khoảng 5 hay 6 tuổi, hãy sử dụng khoảng 1 muỗng thức ăn cho mỗi năm tuổi. Ví dụ, 2 muỗng đậu nếu bé 2 tuổi, 4 muỗng nếu bé 4 tuổi. Cho bé ít thức ăn hơn lượng thức ăn mà bạn nghĩ chúng sẽ ăn. Sau đó, nếu bé yêu cầu thêm, bé có thể cảm thấy như mình đã thực hiện một điều gì đó. Cho những bé cực kỳ kén ăn, tôi biết có những cha mẹ đặt chỉ một muỗng mỗi món ăn trên đĩa lúc bắt đầu và sau đó xem những gì sẽ xảy ra.
  • Duy trì giới thiệu những món ăn mới lần nữa. Đừng tránh điều này chỉ vì bé không thích nó một lần, bé có thể thay đổi suy nghĩ của mình. Chuẩn bị các món ăn theo nhiều cách khác nhau, cắt chúng thành các hình, các kiểu ngộ nghĩnh bằng cách cho thấy niềm yêu thích của bạn với thức ăn. Có thể mất khoảng 8-15 lần thử thức ăn (thậm chí bằng mắt!) trước khi bé thích món đó. Hãy tỏ ra thản nhiên về món ăn - đặt nó vào đĩa và không gây áp lực cho bé.
  • Cho bé chạm, ngửi hay liếm thức ăn để thử nó. Bên cạnh thưởng thức món ăn bằng mắt, việc cho bé sử dụng các giác quan khác để trải nghiệm những món ăn được coi là một cách quan trọng trong quá trình thử thức ăn.
  • Đừng ra lệnh cho bé phải ăn bao nhiêu. Hãy để bé quyết định mình sẽ ăn bao nhiêu. Quy tắc là: Bạn sẽ chọn những món ăn để phục vụ còn bé sẽ chọn trong số đó những món để ăn và ăn bao nhiêu. Hãy nhớ rằng bạn đang đi cùng đường với bé kén ăn! "Câu lạc bộ ăn hết chén" không phải là cách tốt để bé làm thế nào để tự điều chỉnh khi chúng đang đói hay no. Bằng cách cố không quan tâm đến khả năng điều chỉnh lượng thức ăn của bé, chúng ta có thể tạo ra nhiều vấn đề ăn uống hoặc cân nặng hơn khi chúng lớn lên.
  • Thay đổi những món bạn cung cấp nếu thấy bé chỉ ăn một món cố định. Đôi khi bé chỉ yêu cầu có một loại thức ăn trong mọi bữa ăn. Nhiều khi đó là carbohydrate tinh bột, loại thức ăn khiến bé thấy thoải mái. Đừng để rơi vào thói quen phục vụ mọi lúc và đừng làm đầu bếp phục vụ nhanh chóng. Đối với trẻ lớn hơn (3 tuổi hoặc hơn), giải thích rằng bé có thể chọn thức ăn trong một vài ngày, và những ngày khác đến lượt bạn chọn. Một lần nữa rất trung lập và không phải lo lắng nếu bé từ chối những gì bạn cung cấp. Nếu bé từ chối ăn tối, chỉ cần nói một cái gì đó giống như, "Mẹ rất xin lỗi vì con chọn không ăn tối nay và con đang đói. Con có thể có một bữa sáng lớn khi thức dậy vào ngày mai."
  • Cung cấp trái cây như một phần của bữa ăn. Nếu bé từ chối các loại rau củ, có rất nhiều chất chống oxy hóa với vitamin và khoáng chất trong các loại trái cây. Cố gắng tìm các loại trái cây có màu sắc khác nhau để tăng cường sự đa dạng của chất chống oxy hóa mà bé có thể nhận được.

Cho bé ăn nhiều loại trái cây với các màu sắc khác nhau

Các loại trái cây nhiều màu sắc có thể sẽ giúp trẻ hứng thú hơn

  • Tránh uống nhiều nước ép trái cây, nước ngọt để thay thế như một món ăn thực sự. Một số bé sẽ no bụng và không còn chỗ để chứa thức ăn nữa. Hạn chế nước ép trái cây (và chắc chắn rằng đó là nước ép trái cây nguyên chất để cho giá trị dinh dưỡng tốt nhất!).
  • Tránh thói quen ăn vặt thường xuyên. Tránh ăn vặt trong xe hoặc khi đang đứng và chơi đùa. Bé nên có 2 bữa ăn nhẹ trong ngày, nhưng chúng không nên ăn vặt suốt ngày.

Tránh cho bé ăn vặt quá nhiều trong một ngày

Không nên cho bé ăn vặt nhiều quá trong ngày

  • Ngụy trang và kết hợp những món ăn bé thích với những món bé không thich. Một chút lén lút cũng ổn mà. Nạo bí ngòi hoặc cà rốt vào bánh mì thịt hoặc hamburger, thêm các loại rau củ xay nhuyễn hoặc rau củ nghiền vào nước sốt mì ống. Tuy nhiên, luôn luôn cố gắng cung cấp thức ăn cho bé ở trạng thái tự nhiên của chúng.
  • Cố gắng không dùng món tráng miệng như một phần thưởng. Đối với những bé cứng đầu cố gắng từ chối các món ăn để chờ món tráng miệng và nói rằng mình đang "giữ bụng", cố gắng không dùng món tráng miệng hối lộ để bé ăn. Cung cấp trái cây như món tráng miệng với sữa chua hoặc tự làm những xiên trái cây (để bé giúp bạn, điều đó sẽ có ý nghĩa hơn với bé) với trái cây tươi, sữa chua, và/hoặc nước ép trái cây. Bạn thậm chí có thể tổ chức một buổi tối đặc biệt như "đêm ngược" - bé mặc áo ngược, ăn món tráng miệng đầu tiên và sau đó là phần còn lại của bữa ăn. Dĩ nhiên, hãy chắc chắn rằng khẩu phần món tráng miệng nhỏ và hợp lý. Hầu hết các bé sẽ không no với một món tráng miệng nhỏ và sau đó bé được tự do để "thưởng thức" phần còn lại của bữa ăn.

Khi biếng ăn là vấn đề bệnh lý?

Đôi khi bé có thể có một vấn đề bệnh lý thực sự có liên quan đến việc không có khả năng ăn. Nếu con bạn không có cân nặng thích hợp với lứa tuổi hoặc dường như có một số vấn đề cơ bản khác, khám dinh dưỡng cho bé là cần thiết. Các bé gặp vấn đề về phát triển hoặc cảm giác có thể có ác cảm với kết cấu hoặc vị giác khiến việc ăn uống một số món nhất định khó khăn. Ngoài ra, một số vấn đề đường ruột có thể gây đau, khó chịu hoặc có vấn đề với các loại thức ăn; một số bệnh lý có thể kể tên ra như trào ngược dạ dày, loét dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, hội chứng không dung nạp thực phẩm khác hoặc dị ứng thực phẩm, hoặc rối loạn nuốt... Bác sĩ dinh dưỡng sẽ giúp bạn trong trị liệu.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia DinhDưỡng – Nutifood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.